Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người phát ngôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Cùng với chế độ người phát ngôn của các bộ, chính phủ, hạ viện, thượng viện..., ở Hoa Kỳ còn có [[Hiệp hội Người truyền bá tin tức của Chính phủ]]. Đến nay Hoa Kỳ là nước có đội ngũ người phát ngôn thuộc các cấp chính quyền và tổ chức đông nhất thế giới; Hoa Kỳ đã ban hành [[Luật về người phát ngôn]]; Luật này quy định, những quan chức tự ý từ chối cung cấp tin tức sẽ phải chịu trách nhiệm tư pháp và có thể bị phạt. Luật phát ngôn chính là sự ràng buộc người phát ngôn vào những quy định ngặt nghèo có lợi cho chính phủ. Hiện nay, Chính quyền các cấp và các tổ chức ở Hoa Kỳ, tổng cộng có tới hơn 4 vạn người phát ngôn.
;Liên Xô và Nga
[[Liên Xô cũ]][[Nga]] ngày nay, không có luật riêng về phát ngôn; Phát ngôn tin tức được coi là một loại chức nghiệp, người làm công việc phát ngôn gọi là '''Thư ký tin tức'''.
 
Từ thời kỳ Liên Xô cũ đã có chức vị Thư ký tin tức. Thư ký tin tức đại diện cho nhà nước và chính phủ cung cấp những tin tức chính thức cho giới truyền thông, báo chí và công chúng. Với sự phát triển xã hội và kinh tế, thư ký tin tức tại Nga ngày nay không chỉ tồn tại ở cơ quan chính phủ mà dần mở rộng tới các loại tổ chức như doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổ chứ xã hội chính trị, v.v... thậm chí ngay cả doanh nhân cũng mời tuyển thư ký tin tức riêng cho mình. Thư ký tin tức ở Nga đang dần trở thành một công việc hấp dẫn.
 
Thư ký tin tức là cánh tay đắc lực của tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao, doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn, v.v... Thư ký tin tức ở Nga, đa số đều được đào tạo cơ bản nghiêm túc, tốt nghiệp đại học từ các trường danh tiếng như [[Đại học Tổng hợp Moskva]], [[Đại học Quan hệ quốc tế Moskva]],... với các chuyên ngành liên quan đến quan hệ cộng đồng, báo chí, luật học, triết học...
 
==Phát ngôn viên của doanh nghiệp==