Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bài chòi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
Lúc 17h15’ (giờ Hàn Quốc) ngày 7 tháng 12 năm 2017 (khoảng 15h15’ giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của [[UNESCO]] diễn ra tại [[Jeju (tỉnh)|Jeju]], hồ sơ '''Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam''' đã được công nhận là [[di sản văn hóa phi vật thể]] đại diện của nhân loại.<ref>{{Chú thích web|url=http://dantri.com.vn/van-hoa/nghe-thuat-bai-choi-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-20171207160444499.htm|tiêu đề=Nghệ thuật Bài Chòi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại}}</ref>
 
== Nguồn gốc ==
Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành. Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử một thanh niên trai tráng canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò.
 
Để phù hợp với hoàn cảnh khi đó, người trên các chòi đã ngồi trên chòi để hát - hô đối đáp nhau giữa chòi này với chòi khác. Rồi không chỉ có vậy, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc (tương tự như chơi tam cúc ở ngoài Bắc). Hình thức vừa chơi bài, vừa hô (hát) giữa các chòi với nhau để giải trí này đã được dân gian gọi là hô bài chòi, khởi nguồn của nghệ thuật bài chòi sau này.
 
Qua thời gian, để nhiều người có thể biết cách chơi hát - hô này, những cuộc giải trí dần dần được nâng lên thành hội bài chòi.
 
== Phạm vi di sản ==
Phạm vi nghệ thuật Bài chòi gồm 11 tỉnh, thành phố miền Trung từ [[Quảng Bình]] đến [[Bình Thuận]] (không bao gồm các tỉnh [[Tây nguyênNguyên]])<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140528/de-trinh-bai-choi-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-nhan-loai.aspx Đệ trình Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại]</ref> Các tỉnh theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
 
[[Quảng Bình]], [[Quảng Trị]], [[Thừa Thiên Huế]], [[Đà Nẵng]], [[Quảng Nam]], [[Quảng Ngãi]], [[Bình Định]], [[Phú Yên]], [[Khánh Hòa]], [[Ninh Thuận]], [[Bình Thuận]].