Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 95:
Theo ghi chép trong [[Thanh thực lục]] và [[Thanh sử cảo]] thì năm 1661, nhận thấy nhà [[Nam Minh]] đã sắp cáo chung, người dứng đầu chính quyền họ Mạc ở Cao Bằng là Mạc Kính Diệu sai sứ sang [[nhà Thanh]] cầu phong. Thanh đế [[Khang Hy]] phong cho Mạc Kính Diệu chức Quy Hóa tướng quân, cuối năm đó lại phong cho con của Kính Diệu là Mạc Nguyên Thanh làm [[An Nam đô thống sứ]]. Các nhà nghiên cứu lịch sử qua đối chiếu các thư tịch của Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất quan điểm Mạc Kính Vũ chính là Mạc Kính Diệu, vì Mạc Kính Khoan đã mất từ năm 1638 cho nên không thể là Mạc Kính Diệu, trong lịch sử không hiếm những vị [[An Nam quốc vương|quốc vương An Nam]] ở trong nước dùng tên khác mà khi quan hệ ngoại giao thì lại lấy tên khác. Sử sách Việt Nam ghi nhận Mạc Kính Vũ cầm quyền đến năm 1677 mới bị đánh bật khỏi Cao Bằng chạy sang Long Châu - Trung Quốc mà không đề cập tới Mạc Nguyên Thanh, trong khi đó sử Trung Quốc lại chép từ năm 1661 Mạc Nguyên Thanh đã chấp chính ở Cao Bằng cho đến năm 1681 với niên hiệu Vĩnh Xương. Do đó có nhiều khả năng về đối nội danh nghĩa vẫn là Mạc Kính Vũ làm vua, còn đối ngoại đều do Mạc Nguyên Thanh chủ trì. Các tài liệu Việt Nam đều cho rằng Mạc Kính Vũ không có miếu hiệu và thụy hiệu, nhưng nhà [[sử học]] Trung Quốc [[Ngưu Quân Khải]] trong cuốn sách ''Việt Nam Mạc thị gia tộc dữ Trung Quốc quan hệ nghiên cứu'' đã chỉ rõ [[miếu hiệu]] của ông là '''[[Minh Tông]]''', còn [[thụy hiệu]] là '''Trang Thiên Huệ Địa Cảnh Văn Di Vũ Khai Hoàng Đế'''.
 
Qua tài liệu Trung Quốc, [[Chu Xuân Giao]] phát hiện ra việc đột ngột biến mất của vua Mạc Kính Diệu vào năm 1661, như sau: “Mạc Kính Diệu cùng con là Mạc Nguyên Thanh, vào tháng 5 năm 1661, trên đường đến kinh đô nhà Thanh, đã ghé thăm Quảng Châu, gặp gỡ [[Thượng Khả Hỉ]]. Nhưng từ đó trở đi, sử liệu nhà Thanh không còn nhắc đến hành trạng của ông nữa. Từ cuối năm 1661, liên quan đến nhà Mạc ở Cao Bằng, chỉ còn thấy sử liệu nhà Thanh nhắc đến hành trạng của Mạc Nguyên Thanh mà thôithôi”. Có thể đặt hai giả thiết về việc này.”, Haihai giả thiết đó của tác giả là: 1. Vua Mạc đã mất tại Trung Quốc năm 1661; 2. Vua Mạc đã bí mật về Việt Nam.<ref>[http://vanhien.vn/news/Hoang-de-Mac-Kinh-Vu-Nhung-nam-cuoi-doi-va-vung-dat-Vinh-Phuc-22614 ''Hoàng đế Mạc Kính Vũ: Những năm cuối đời và vùng đất Vĩnh Phúc''] GS.TSKH. Phan Đăng Nhật | Thứ Năm, 03/07/2014 02:33 GMT +7</ref>
#Vua Mạc đã mất tại Trung Quốc năm 1661, vì sử nhà Thanh ghi rằng chức An Nam đô thống sứ lẽ ra phong cho Mạc Kính Diệu, nhưng Diệu đã mất nên mới phong cho con là Mạc Nguyên Thanh. Nguyên văn: ''越南先稱安南。順治初,安南都統使莫敬耀來歸,未及授爵而卒,尋授其子莫元清爲安南都統使''。<ref>[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B7527 ''Thanh sử cảo, Việt Nam truyện'']</ref>
#Vua Mạc đã bí mật về Việt Nam giữ vai trò như là [[Thái thượng hoàng]], vì theo sử Việt Nam thì Mạc Kính Vũ tại vị đến năm 1677 mới bị đánh bại rồi trốn chạy sang Trung Quốc<ref>[http://vanhien.vn/news/Hoang-de-Mac-Kinh-Vu-Nhung-nam-cuoi-doi-va-vung-dat-Vinh-Phuc-22614 ''Hoàng đế Mạc Kính Vũ: Những năm cuối đời và vùng đất Vĩnh Phúc''] GS.TSKH. Phan Đăng Nhật | Thứ Năm, 03/07/2014 02:33 GMT +7</ref>
 
==Xem thêm==