Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải Nobel Hòa bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Molaskt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Nobel medal dsc06171.jpg|nhỏ|phải|250px|Huy chương Giải Nobel]]
'''Giải Nobel Hòa bình''' ([[tiếng Thụy Điển]] và [[tiếng Na Uy]]: ''Nobels fredspris'') là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của [[Giải Nobel]]. Theo nguyện vọng ghi trong [[di chúc]] của [[Alfred Nobel]], Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các [[quốc gia]], trong việc giải trừ hoặc hạn chế các [[lực lượng vũ trang]] và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Có nhiều người cho rằng [[Alfred Nobel|Nobel]] đã lập ra giải thưởng này trong [[di chúc]] như một cách đền bù cho các [[Vật liệu nổ|chất nổ]], phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như [[dynamit]] hay [[ballistite]]. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong [[chiến tranh]] khi ông còn sống<ref>[http://www.nytimes.com/2006/09/26/health/26docs.html?pagewanted=1&ei=5070&en=919b88628e82140e&ex=1160884800 Alfred Nobel and the Prize That Almost Didn’t Happen]</ref>.
 
Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày [[10 tháng 12]], ngày mất của [[Alfred Nobel]] tại thủ đô [[Oslo]] của [[Na Uy]]. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại [[Thụy Điển]] và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi [[Ủy ban Giải Nobel Na Uy]] do [[Quốc hội Na Uy]] lập ra. Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ [[Ole Danbolt Mjøs]] cũng là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, [[Thụy Điển]][[Na Uy]] gần như là một [[liên bang]], trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội. Alfred Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel Hòa bình chứ không phải Thụy Điển {{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}, nhiều người cho rằng có lẽ Nobel muốn loại trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa bình, vì vậy ông đã chọn Quốc hội Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.
 
== Quá trình xét giải ==
Hàng năm, Ủy ban Giải Nobel Na Uy tiếp nhận các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ các cá nhân đủ tiêu chuẩn, những người từng được nhận giải, thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, giáo sư đại học (của một số chuyên ngành nhất định), các thẩm phán quốc tế và cuối cùng là các cố vấn đặc biệt của Ủy ban. Có năm số lượng đề cử từ các nguồn này lên tới khoảng 199 cá nhân hoặc tổ chức. Những cá nhân và tổ chức được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình có thể được biết về việc mình được đề cử, tuy nhiên điều này không được quy ước cụ thể. Hiện nay dữ liệu về các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ năm [[1901]] đến năm [[1951]] đã được công khai. Nhờ đó người ta mới được biết rằng [[Adolf Hitler]] cũng từng được đề cử giải thưởng về hòa bình này năm [[1939]], trong số những người được đề cử còn có cả [[Benito Mussolini]].
 
== Tranh cãi ==