Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Huệ Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 157:
Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng: tên ông là Sảm, theo Hán tự thì bên trên chữ ''nhật'' là mặt trời, bên dưới chữ ''sơn'' là núi, chữ "Sảm" nghĩa là "mặt trời gác núi"; theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Sảm, mặt trời [[nhà Lý]] sẽ tắt.
 
== Bình luận ==
Sử thần [[Lê Tung]] thời [[Lê Tương Dực]] đã phê phán Lý Huệ Tông trong bài ''Đại Việt Thông giám Tổng luận'':<ref>{{chú thích sách |tác giả =Lê Tung |tựa đề=Việt giám thông khảo tổng luận |volume= |dịch tựa đề= |url= http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-of-greater-vietnam/Fulltext/106-Khao-tong-luan?uiLang=en |định dạng= |ngày truy cập= |bản thứ= |series= |cuốn= |ngày tháng= |năm= |tháng= |năm gốc= 1514 |nhà xuất bản= Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm |nơi= |ngôn ngữ= tiếng Việt |isbn= |chương= |url chương= | ref= | trang = 11b-12a.}}</ref>
:''"Huệ Tông say đắm hoang dâm, giao chính sự cho quyền thần Tô Trung Từ, Trần Tự Khánh, vua yếu tôi mạnh, trời oán người giận, chính lệnh bạo ngược, hình phạt phiền hà, dân nghèo, giặc nổi, mà cái điềm mất nước đã quyết định từ đấy."''
 
Trong [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], [[Ngô Sĩ Liên]] bàn về việc Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái để đến nỗi cơ nghiệp nhà Lý mất về tay nhà Trần như sau:
 
:''Đời sau chỉ truyền ngôi cho con mà không truyền ngôi cho người hiền, vì là không có người nào được như [[Thuấn]] và [[]]. Nếu không may mà không có con thì chọn con của người tông thất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. [[Lý Nhân Tông]] đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không? Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữ hậu<ref>Lã Trĩ, vợ [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]], chuyên quyền sau khi Lưu Bang qua đời.</ref> và Vũ hậu<ref>[[Võ Tắc Thiên]], vợ [[Đường Cao Tông]], cướp ngôi của con sau khi chồng mất.</ref> làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy là người có tội với họ Lý.''
 
Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định này, sử gia Ngô Sĩ Liên dường như đã không thấy một thực tế rằng: [[nhà Lý]] đã không còn thực quyền từ loạn Quách Bốc, phải dựa vào các hào trưởng địa phương và nếu không có họ Trần, họ Nguyễn hoặc họ Đoàn cũng sẽ trở thành quyền thần trong triều. Do đó, việc lập con gái làm thái tử truyền ngôi dù không phải ý nguyện của Huệ Tông thì ông cũng không thể cưỡng lại được.
Dòng 175:
Trách cứ của Ngô Sĩ Liên có phần quá khe khắt. Kinh thành có biến phải bôn tẩu, việc Lý Sảm phong chức cho họ Trần để kích động lòng trung thành mà dẹp loạn; sau này trở về kinh thành, ông lại mưu dựa vào những họ khác để hạn chế thế lực họ Trần; như vậy nhà vua cũng biết thuật quyền biến, không hẳn vì tình riêng với Trần Thị Dung.
 
Tuy nhiên, bởi Huệ Tông không đủ tài nên sau trận ra quân cùng Đàm Dĩ Mông so gươm với họ Trần thất bại, ông nói riêng và nhà Lý nói chung không còn khả năng chi phối cứu vãn đại cục. Ông loay hoay tìm trung thần nhưng rốt cục ngoảnh đi ngoảnh lại, các sứ quân không ai trung thành với nhà Lý mà đều có toan tính riêng. Lý Huệ Tông không mặn mà họ Trần nhưng lại thực lòng yêu Trần Thị Dung và điều đó được họ Trần khai thác triệt để với vai trò ngoại thích và có vị thế thuận lợi để dẹp yên thiên hạ. Nếu ông và Trần Thị Dung chỉ là phương tiện phát triển thế lực cho Trần Tự Khánh thì tới đời sau, ông lại chứng kiến đôi trẻ Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh là phương tiện để Trần Thủ Độ thi hành bá quyền<ref>Chính Trần Cảnh sau này từng muốn bỏ ngôi đi tu vì sự tàn nhẫn của Thủ Độ.</ref>.
 
Nói một cách khái quát, Lý Huệ Tông không đủ khả năng cứu vãn chính sự nhà Lý mà vua cha [[Lý Cao Tông]] đã làm hỏng.