Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam quốc diễn nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 174:
Tuy Tam quốc diễn nghĩa có một số tình tiết hư cấu về lịch sử, nhưng về nét chính, chính sử Trung Quốc cũng công nhận: vua nhà Thục Hán là [[Lưu Bị]] vốn có xuất thân hàn vi, thuở nhỏ phải đan dép cỏ kiếm sống nên rất thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân. Thừa tướng Thục Hán là [[Gia Cát Lượng]] thì hết lòng tận tụy vì nước và rất liêm khiết, ''"trong nhà chẳng để thừa gấm vóc, bên ngoài không có điền sản dư dôi"''. Đại tướng [[Khương Duy]] là tổng chỉ huy quân đội Thục Hán cũng sống rất giản dị, ''"trong nhà không có thiếp hầu, sau sân chẳng nghe thấy tiếng đàn hát"''. Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng, một triều đình chân chính đối với nhân dân Trung Quốc thời phong kiến, nước Thục Hán mất rồi mà người dân địa phương đến cả nghìn năm sau vẫn còn hoài niệm và lập đền thờ. Do vậy, các câu chuyện dân gian về thời Tam Quốc có xu hướng ca ngợi Lưu Bị và nhà Thục Hán, căm ghét kẻ thù của ông là điều tất yếu, và xu hướng ''"ủng Lưu phản Tào"'' đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời. Trong sách sử đời [[Bắc Tống]] đã có ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: ''“Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại trận thì khoái chí reo mừng"''. Bút ký ấy cho thấy: ngay cả trước khi Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, nhân dân Trung Quốc đã có xu hướng ''"ủng Lưu phản Tào"'', họ yêu mến [[Lưu Bị]] và căm ghét [[Tào Tháo]]. Chính sự kế thừa nguyên vẹn tư tưởng đó đã giúp tác phẩm được đông đảo nhân dân Trung Hoa đón nhận, họ như thấy được thái độ yêu - ghét của chính bản thân ở ngay trong tác phẩm.
 
===Ngôn ngữ văn học===
Tác phẩm là sự kết hợp giữa sáng tác tập thể của các nghệ sỹ dân gian với sáng tác riêng của nhà văn, mà phần cốt lõi là sáng tác truyền miệng được tích lũy qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm truyền miệng là kết tinh của trí tuệ tập thể, thể hiện một cách rõ nét ý thức chính trị xã hội, ý thức đạo đức luân lý và ý thức thẩm mỹ của đa số quần chúng nhân dân, trải qua nhiều năm được La Quán Trung gọt giũa, đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật cũng như triết lý nhân sinh. Những phẩm chất tốt đẹp mà nhân dân ca ngợi như: Trung hậu nhân từ; Hào phóng chính trực; Anh dũng ngoan cường; Đoàn kết tương trợ; Thông minh mưu trí; Quên mình vì nghĩa... được các nghệ sỹ dân gian tập trung vào nhân vật Lưu Bị và nhà Thục Hán. Mặt khác, các nghệ sỹ dân gian cũng đem những thói hư tật xấu mà nhân dân căm ghét như: Hung ác tàn bạo; Nham hiểm gian trá; Tự tư giả đối, Hống hách ngang ngược; Hoang dâm vô độ... gán cho các nhân vật [[Tào Tháo]], [[Đổng Trác]], [[Viên Thiệu]]... Có thể nói một cách không khoa trương rằng "Tam quốc diễn nghĩa" là một kho báu về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm giá trị và quan niệm thẩm mỹ của quần chúng nhân dân thời cổ Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân cơ bản, khiến "Tam quốc diễn nghĩa" được đông đảo quần chúng nhân dân ưa thích qua nhiều thế kỷ.
 
===Ngôn ngữ văn học===
 
''Tam quốc diễn nghĩa'' là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm. Truyện giống như một bản [[anh hùng ca]] về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của các vị anh hùng [[nhà Thục Hán]], mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính mình