Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam quốc diễn nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 168:
Tam Quốc Diễn Nghĩa được xếp là 1 trong "[[Tứ đại danh tác]]" của Trung Hoa. Tác giả La Quán Trung đã nói rõ chủ đề ngay từ tên tác phẩm: ông dùng lịch sử của ba quốc gia thời Tam quốc để diễn giải về ''“nghĩa”'' (tư tưởng chính nghĩa) của con người, lấy đó làm chủ đề chính. Tam Quốc Diễn Nghĩa bao hàm ý nghĩa cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống Trung Hoa, ngoài ra còn có đạo lý ''“Nhân quả báo ứng”'', ''“Thuận theo tự nhiên”'', ''“Người tính không bằng trời tính”''. Tác phẩm không chỉ là tiểu thuyết đơn thuần, mà còn răn dạy những chuẩn mực đạo đức, những tấm gương được mọi người tôn kính thông qua những câu chuyện lịch sử. Bởi vì nắm chắc được điểm này cho nên “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mới có thể ''“trường thịnh không suy”'', đi sâu vào lòng người và được lưu truyền qua nhiều thời đại như vậy.
 
''Tam quốc diễn nghĩa'' là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của [[La Quán Trung]]. Tác giả đứng về phía [[Thục Hán]], lên án [[Tào Ngụy]], còn [[Tôn Ngô]] chỉ là lực lượng trung gian. Những nhân vật của Thục Hán như hoàng đế [[Lưu Bị]] với tư tưởng ''"trọng Nhân hòa, lấy dân làm gốc"'', thừa tướng [[Gia Cát Lượng]] phò tá triều đình với tấm lòng ''"cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi"'', các đại tướng [[Quan Vũ]], [[Trương Phi]], [[Triệu Vân]] võ nghệ xuất chúng lại tận trung vì nước, bao phen xả thân để bảo vệ cơ nghiệp nhà Hán; [[Cam phu nhân]] chỉ là nữ nhi mà thấu hiểu đạo nghĩa, [[My phu nhân]] sẵn lòng hy sinh bản thân để cứu dòng dõi Lưu Bị... mỗiMỗi nhân vật chính của nhà Thục Hán đều phảnđược ánhkhắc hoạc rất oai phong lẫm liệt, là những tấm gương về trung thần nghĩa sĩ, con [[hiếu thảo]], vợ [[trinh tiết|tiết trinh]]. Nhà Thục Hán là sự kết tinh nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một vị vua xuất thân hàn vi, biết thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, biết yêu thương quý trọng nhân dân, một triều đình thực hiện "nhân chính", một xã hội với những tấm gương tôi trung vợ tiết, một đất nước thống nhất và hoà bình.
 
Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi [[nhà Nguyên]] của ngoại tộc Mông Cổ đang thống trị Trung Hoa, tư tưởng ''"ủng Lưu phản Tào"'' còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu [[người Hán]] (Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất [[nhà Hán]]), đánh đuổi ngoại tộc để giành lại giang sơn cho [[người Hán|dân tộc Hán]].