Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đậu mùa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up
Dòng 97:
[[Tập tin:Smallpox vaccine.jpg|thumb|Các thành phần của một bộ vắc-xin đậu mùa hiện đại.]]
Công đoạn đầu tiên được sử dụng để ngăn chặn đậu mùa là tiêm. Tiêm có thể đã được thực hiện ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 TCN,<ref name=Bourzac_2002>{{chú thích tạp chí | author = Bourzac K| title = Smallpox: Historical Review of a Potential Bioterrorist Tool | journal = Journal of Young Investigators | year = 2002 | volume = 6 | issue = 3 |url= http://www.jyi.org/volumes/volume6/issue3/features/bourzac.html}}</ref> và tiêm một mũi đậu mùa bột, hoặc rắc đậu mùa lên da nơi có vết xước. Tuy nhiên, ý tưởng rằng tiêm có nguồn gốc từ Ấn Độ đã là một thách thức đối vì được miêu tả trong các văn bản y học tiếng Phạn về quá trình tiêm.<ref>Wujastyk, Dominik. (1995). "Medicine in India," in ''Oriental Medicine: An Illustrated Guide to the Asian Arts of Healing'', 19–38. Edited by Serindia Publications. London: Serindia Publications. ISBN 0-906026-36-9. p. 29.</ref> Việc tiêm chống bệnh đầu mùa ở Trung Quốc có thể được tìm thấy vào cuối thế kỷ 10, và quy trình được thực hiện rộng rãi vào thế kỷ 16 trong thời kỳ [[nhà Minh]].<ref name="Temple">Temple, Robert. (1986). ''The Genius of China: 3,000 Years of Science, Discovery, and Invention''. With a forward by Joseph Needham. New York: Simon and Schuster, Inc. ISBN 0-671-62028-2. p. 135–37.</ref> Nếu thành công, tiêm sẽ tạo ra khả năng miễn dịch với đậu mùa. Tuy nhiên, do người bị nhiễm bởi virus variola, kết quả làm nhiễm trùng nghiêm trọng, và người đó có thể truyền bệnh đậu mùa cho người khác. Tiêm chủng đậu mùa có tỷ lệ tử vong 0,5-2%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong từ 20-30% của chính bệnh này.<ref name= PinkBook/>
 
Người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng vắc-xin là Edward Jenner, một bác sĩ kiêm thành viên danh dự của Hiệp hội Hoàng gia London, Anh. Theo ''Tech Insider'', vắc-xin là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất của nhân loại, giúp con người miễn dịch với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Từ vắc-xin (vaccine) có nguồn gốc từ tiếng Latin "vaccinus", nghĩa là "liên quan đến bò".
 
Edward Jenner, một bác sĩ người Anh, chính thức hợp thức hóa và đưa thuật ngữ "tiêm ngừa" vào tài liệu khoa học cuối năm 1700. Jenner không phải là người đầu tiên khám phá ra cách thức vắc-xin hoạt động, nhưng ông đặt nền móng cho lĩnh vực miễn dịch học và dập tắt dịch bệnh đậu mùa, một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất từng xảy ra trong lịch sử.
 
Năm 1796, đại dịch đậu mùa hoành hành khắp châu Âu. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như cúm, sốt và nhiều nốt mụn độc xuất hiện trên mặt cũng như cơ thể. Dạng virus phổ biến gây bệnh đậu mùa giết chết khoảng 30% bệnh nhân trong khi một dạng virus hiếm gặp hơn gần như luôn khiến người bệnh tử vong. Bệnh đậu mùa lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc bệnh tăng lên rất nhanh.
 
Jenner phát hiện căn bệnh đậu mùa xảy ra ở bò do một loại virus gây bệnh nhẹ, có thể lây sang người. Ông quan sát thấy những người vắt sữa bò sau khi mắc virus này thì miễn dịch tự nhiên với bệnh đậu mùa. Do các triệu chứng tương tự nhau, ông gọi nó là bệnh "đậu bò". Ông cũng bắt đầu suy nghĩ về khả năng truyền căn bệnh đậu bò sang người để phòng bệnh đậu mùa.
 
Jenner tìm gặp cô gái trẻ Sarah Nelms chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò, thu thập vài giọt dịch lỏng từ các vết loét mới phát triển trên bàn tay và cánh tay cô. Sau đó, ông tiêm chất lỏng này vào tay cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên James Phipps.
 
Phipps sốt nhẹ và bị đau nách sau khi tiêm. Chín ngày sau đó, cậu bé cảm thấy ớn lạnh và ăn không ngon miệng. Nhưng tất cả triệu chứng trên biến mất vào ngày kế tiếp.
 
Hai tháng sau, Jenner tiến hành thử nghiệm kiểm tra. Ông tiêm chất lỏng chứa mầm bệnh đậu mùa vào người Phipps, nhưng cậu bé không mắc bệnh đậu mùa và miễn dịch với căn bệnh này suốt phần đời còn lại.  
 
Kết quả thử nghiệm cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy, hành động đưa một lượng nhỏ mầm bệnh không gây hại của bệnh truyền nhiễm vào cơ thể là cách để phòng tránh căn bệnh tương tự trong tương lai. Đây là nguyên tắc cơ bản của tiêm chủng vắc-xin.
 
Phương pháp "tiêm ngừa" của Jenner đã giúp châu Âu đẩy lùi đại dịch đậu mùa. Năm 1800, việc tiêm chủng trở nên phổ biến ở hầu hết các nước châu Âu và sau đó lan rộng ra toàn thế giới.
 
Xem thêm: Thí nghiệm chứng minh du hành ngược thời gian khả thi
 
== Đậu mùa trong lịch sử Việt Nam ==