Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Côn trùng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 62:
 
''Thế mắt của côn trùng hay mắt của người tốt hơn?
 
Dĩ nhiên là với cách nhìn như vậy của những con mắt kép thì hình ảnh mà côn trùng nhận được không thể sắc nét và cô đọng trong mắt [[con ngườ]], nhưng không phải là mắt kép không có lợi.
 
Thứ nhất, số lượng những thấu kính không bị cấu trúc mắt không giới hạn, những thấu kính này có thể tăng lên trong quá trình tiến hóa để hầu như trùm lên khắp phần đầu của một con côn trùng như con chuồn chuồn, khiến tầm nhìn của nó rộng hơn. Bởi vậy, tiếp cận một con chuồn chuồn từ phía sau để bắt nó cũng không hoàn toàn đem lại kết quả tốt. Nhìn vào đầu con [[chuồn chuồn]], chúng ta chỉ thấy toàn mắt là mắt! Điều đó lí giải vì sao chuồn chuồn là loài có tốc độ nhanh nhất và săn mồi hiệu quả nhất trong thế giới côn trùng.
 
Thứ hai, vì ảnh hưởng của lí do thứ nhất (mắt côn trùng khổng lồ so với cái đầu của nó) thì một phần rất lớn trong bộ não bé xíu của côn trùng được sử dụng vào việc phân tích thị giác, có lẽ đó cũng là một lí do giảm bớt trí thông minh của chúng. Tuy nhiên, như thế cũng chẳng lỗ một chút nào: tốc đọ xử lí thông tin thị giác của côn trùng sẽ lớn hơn rất nhiều so với chúng ta, có nghĩa là hình ảnh trong mắt kép của côn trùng không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng lưu ảnh như mắt người. Điều đó có nghĩa là, nếu được cho xem một cuốn phim ăn khách với tốc độ chiếu 24 hình/giây, chắc chắn con người sẽ bị cuốn hút ngay bởi những kĩ xảo đẹp mắt, nhưng đối với một con ruồi, thứ hiện ra trước mắt nó chỉ là những hình ảnh rời rạc nhàm chán. Tốc độ phân tích hình ảnh của con ruồi chính là một nguyên nhân giúp chúng thoát khỏi hầu hết những cú đập trời giáng bằng quạt nan hay vỉ ruồi mà người ta cho là "nhanh như cắt".
 
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình, vì sao ngay khi bạn rón rén lại gần một con ruồi để chụp hình thì nó lập tức bay đi? Hãy nhìn vào một bức ảnh phóng to của con ruồi. Bạn nhìn thấy gì? Một cơ thể lông lá à? Chắc chắn không chỉ có vậy. Mỗi chiếc lông dài của con ruồi đều có những tế bào xúc giác có vai trò như lớp da của chúng ta. Ngay khi có một rung động nhỏ trong không khí làm rung chiếc lông này, con ruồi lập tức cảm nhận được phương hướng của chuyển động, nó lập tức cất cánh trước nguy cơ phải trở thành một bữa tối thơm ngon của kẻ săn mồi.
 
Cũng nhờ những lông đó mà [[con ruồi]] trở thành những phi công tài ba nhất trong thế giới tự nhiên. Nếu thức dậy trong một buổi sáng nắng đẹp và bước ra vườn, bạn có thể nhìn thấy những con nhặng xanh "lơ lửng" trong không khí. Chúng đập cánh liên tục chỉ để đứng yên, và cố gắng giảm tối đa những dao động vị trí của cơ thể. Những con nhặng này hoàn toàn không rỗi hơi: tất cả chúng đều là nhặng đực, và chú nhặng nào lơ lửng trong không khí lâu nhất, giỏi nhất sẽ chứng tỏ được chất lượng nguồn gien của mình và được nàng nhặng cái chọn lựa. Bạn cho rằng lơ lửng như vậy là dễ sao? Không hề có chuyện đó. Đối với một chiếc trực thăng nặng nề thì việc đứng yên giữa không trung có thể đỡ tốn nhiên liệu hơn là di chuyển, nhưng với khối lượng siêu nhẹ của một chàng nhặng xanh thì luồng gió mà chuyển động của một con muỗi mắt gây ra cũng đủ để chàng trật đường bay khi không để ý. Mà những phân tử khí lại luôn chuyển động hỗn động không ngừng! Bởi vậy, khi bạn thấy một con nhặng đang "đứng" cố định trong không khí, thì thực chất nó đang cố xoay sở để "bơi" giữa một biển không khí cuộn sóng. Để biết được không khí xung quanh đang chuyển động theo hướng nào thì cảm nhận xúc giác của những chiếc lông dài thật quí giá biết bao!
 
Khứu giác của côn trùng không hề kém cỏi chút nào, cho dù chúng không thở bằng lỗ mũi. "Mũi" của chúng chính là đôi ăngten xinh xắn nằm ở trên đầu. Hình dạng của đôi ăngten ấy lại vô cùng đa dạng: ở bướm, chúng có hình dáng như một sợi dây mảnh với hai mấu tròn ở đầu chóp. Ở ngài (bướm đêm), ăngten không có hai mấu tròn, hoặc có hạng tỏa nhánh như lông chim, còn ở mối, ăngten của chúng có dạng chuỗi hạt cườm. Hầu hết côn trùng đều sử dụng khứu giác vào việc tìm kiếm nguồn thức ăn hay nơi đẻ trứng, nhưng ở mỗi loài, khứu giác lại có một công dụng đặc biệt riêng: những con ngài sử dụng khứu giác để tìm kiếm bạn tình (ở một loại ngài, ngài đực có thể phát hiện con cái từ khoảng cách 11 km), trong khi đó, ở những loài trinh sản như kiến và mối, con chúa sử dụng các mùi vị hoá học đặc trưng để ban hành mệnh lệnh cho đàn con của mình. Những [[con kiến]] hay mối thợ gặp nhau sẽ chạm đôi ăngten vào nhau để trao đổi những thông tin hoá học về mệnh lệnh của kiến chúa, vị trí thức ăn và con mồi trên phạm vi hoạt động của chúng. Trên đường đi tới chỗ kiếm mồi, con kiến trinh sát nhanh chân nhất sẽ để lại mùi trên đường đi, và khi được thông báo, những con khác trong bầy sẽ theo dấu vết này để tìm đến bữa tối đã nằm trong tầm tay.
 
Lưỡi côn trùng, chúng nằm ở đâu? Chắc chắn không phải là ở trong miệng. Tất cả các loài côn trùng, từ những cặp bướm đậu trên chùm hoa sau vườn đến những ả ruồi bu trên bãi phân trước ngõ đều nếm thức ăn bằng những lông vị giác nằm trong lòng bàn chân. Chỉ cần đậu lên bất cứ đâu, ngay lập tức, chúng sẽ nhận được thông tin về mùi vị của món đó.''--[[Thành viên:Silviculture|silvi]] 10:53, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Quay lại trang “Côn trùng”.