Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Demosthenes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
đánh tắt 1 <ref name="Thurston">
Dòng 173:
Theo [[Dionysios của Halikarnassós]], một sử gia và thầy dạy tu từ Hy Lạp, Demosthenes đại diện cho chặng cuối cùng trong sự phát triển của văn xuôi Hy Lạp. Cả Dionysios và Cicero khẳng định rằng Demosthenes đã mang lại những đặc điểm tuyệt vời nhất của những dạng văn phong cơ bản; ông đã sử dụng văn phong thông thường (''middle style'', phân biệt với ''grand style'' là văn phong trang trọng và ''plain style'' là văn phong giản dị) và áp dụng văn phong cổ đại và văn phong thanh tao theo cách chúng kết hợp vừa vặn với nhau. Trong mỗi dạng văn phong trên ông đều xuất sắc hơn những bậc thầy của chúng<ref name="Dionysius46">Cicero, ''Orator'',[http://www.thelatinlibrary.com/cicero/orator.shtml#7676&ndash;101]; Dionysius, ''On the Admirable Style of Demosthenes'', 46<br/>* C. Wooten, "Cicero's Reactions to Demosthenes", 39</ref>. Bởi thế ông được xem như một nhà hùng biện hoàn bị, thích hợp với mọi kĩ thuật hùng biện, hòa trộn chúng trong tác phẩm của mình<ref name="Romilly120-122" />.
 
Theo học giả về cổ điển Harry Thurston Peck, Demosthenes "không sử dụng học vấn nào; ông không nhằm vào sự tao nhã nào; ông không tìm kiếm sự trang hoàng lòe loẹt nào; ông hiếm khi gây cảm động bằng một lời cầu khẩn mủi lòng hay yếu đuối, và khi ông làm thế, nó chỉ tới khán giả với một hiệu quả mà một diễn giả hạng ba có thể vượt mặt ông. Ông không thể hiện tài trí, óc hài hước hay sự hoạt bát theo cách chúng ta chấp nhận những khái niệm này. Bí mật trong quyền năng của ông đơn giản, nó chủ yếu nằm trong sự thật là những nguyên tắc chính trị của ông hòa trộn với chính tinh thần ông"<ref name="Thurston">H.T. Peck, [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0062%3Aalphabetic+letter%3DD%3Aentry+group%3D4%3Aentry%3Ddemosthenes-harpersHarpers Dictionary of Classical Antiquities]</ref>. Trong nhận định này, Peck đồng ý với Jaeger, người nói rằng các quyết định chính trị thấm đẫm diễn văn của Demosthenes với một quyền năng nghệ thuật mê hoặc<ref>W. Jaeger, ''Demosthenes'', 123–124</ref>. Về phần mình, George A. Kennedy tin rằng các diễn văn chính trị tại Đại hội của ông đã trở thành sự trình bày có tính nghệ thuật các quan điểm chặt chẽ<ref>G. Kennedy, "Oratory", 519</ref>.
 
Demosthenes đã tỏ ra xuất chúng trong việc kết hợp các câu cộc với những câu văn dài, giữa sự ngắn gọn và sự phóng khoáng. Do đó, văn phong của ông hài hòa với sự kiên định nhiệt thành của ông<ref name="Romilly120-122" />. Ngôn ngữ của ông đơn giản và tự nhiên, không bao giờ gượng gạo hay giả tạo. Theo Jebb, Demosthenes là một nghệ sĩ thực thụ, có thể làm nghệ thuật tuân lời mình<ref name="Jebb" />. Trong khi đó Aeschines bêu xấu sự xúc cảm mãnh liệt của ông, gán cho ông có những chuỗi ngu xuẫn và hình ảnh thiếu mạch lạc <ref name="Ctesiphon166">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D139166 Aeschines, ''Against Ctesiphon'']</ref>. Dionysios khẳng định rằng thiếu sót duy nhất của Demosthenes là sự thiếu tính hài hước, tuy nhiên Quintilian lại xem sự khiếm khuyết này như một đức hạnh<ref name="Dionysius56">Dionysius, ''On the Admirable Style of Demosthenes'', 56; Quintillian,''Institutiones'', VI,[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2007.01.0063%3Abook%3D6%3Achapter%3D3%3Asection%3D23.2]</ref>. Trong một bức thư ngày nay đã mất, Cicero dù là một người hâm mộ nhiệt thành nhà hùng biện Athena, nói rằng đôi lần Demosthenes mắc sơ suất, và ở nơi khác Cicero cũng lập luận rằng, mặc dù ông xuất chúng, Demosthenes đôi khi cũng không thể thuyết phục thính giả của mình<ref>Cicero, ''Orator'',[http://www.thelatinlibrary.com/cicero/orator.shtml#104104]; Plutarch, ''Cicero'', 24.[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0016%3Achapter%3D24%3Asection%3D44]<br/>* D.C. Innes, "Longinus and Caecilius", 262 (note 10)</ref>. Tuy nhiên, chỉ trích chính về nghệ thuật của Demosthenes dường như hạn chế chủ yếu ở sự ngoan cố nổi tiếng của ông về chuyện nói ứng khẩu<ref name="Hermippos">J. Bollansie, ''Hermippos of Smyrna'', 415</ref>; ông thường từ chối bình luận về những chủ đề mà ông không chuẩn bị trước<ref name="Thurston" />. Mặt khác, ông đã đem lại sự chuẩn bị công phu nhất cho tất cả các diễn văn của ông và, do đó, các lập luận của ông là sản phẩm của sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Ông cũng nổi tiếng về sự óc châm biếm sâu cay<ref name="Pl8">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D8%3Asection%3D38.1&ndash;4 Plutarch, ''Demosthenes'']</ref>.