Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Công Hãng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nguồn hỏng không có nguồn tốt khác thay được. Bỏ
Dòng 40:
 
Tương truyền ông sống cùng thời và có giao du với nữ sĩ [[Đoàn Thị Điểm]]<ref>[http://www.hdvietnam.net/vanhoa/vanhoc/chinhphungam.html Chinh phụ ngâm khúc]</ref>.
==Phá bỏ lệ cống người vàng Liễu Thăng==
Sau khi kết thúc chiến tranh Minh - Đại Việt, để giữ yên bờ cõi và, chấm dứt chiến tranh và quan hệ hòa hiếu giữa hai nước, nhà Lê từ Lê Thái Tổ phải chấp nhận lệ cống người vàng Liễu Thăng. Gọi là để đền mạng cho Liễu Thăng bị Lê Sát và nghĩa quân Lam Sơn chém đầu tại núi Mã Yên (đãi thân kim nhân). Từ đó trở đi mỗi khi sang Trung Hoa triều cống, Đại Việt phải đúc một tượng người bằng vàng ròng cùng sản vật địa phương đem sang cống. Việc đó sang thời Lê trung hưng, nhà Thanh lên thay thế nhà Minh vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua Khang Hy chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng.
Khi Nguyễn Công Hãng sang sứ, ông bảo triều đình ta thôi không đúc người vàng nữa. Đến khi sang Trung Quốc, các quan thiên triều xét đồ cống thấy thiếu liền đem tâu lên vua quan nhà Thanh. Các quan triều Thanh đem chuyện cũ ra hỏi, ông đáp:
- Quốc vương nước tôi nối gìn nghiệp cũ, không dám bỏ việc tuế cống còn các việc thu thành, nạp khoán hay bồi thường thì sứ thần này đâu biết đến.
Người Thanh lại nhắc lại chuyên Liễu Thăng, ông cười trả lời:
- Liễu Thăng là tên bại tướng của nhà Minh. Triều Thanh ta nay bao gồm cả muôn nước mà lại cứ khư khư đi đòi món "của đút" của kẻ thua trận để trả thù cho người xưa, sao đủ để làm gương cho đời sau.
 
 
 
== Phá bỏ lệ cống nước giếng Trọng Thủy==
Ngoài lệ cống người vàng, Đại Việt còn phải cống thêm một hũ nước giếng nơi mà Trọng Thủy đâm đầu tự tử, vì tương truyền nước giếng này rửa ngọc trai rất sáng. Nguyễn Công Hãng bảo đổ đi rồi bảo múc nước ở một giếng khác đem theo. Khi sang tới nơi, người Thanh đem nước ra rửa ngọc trai thì không thấy ngọc sáng, liền kì kèo. Ông nói:
- Đấy là tại lâu ngày khí mạch biến đổi đi!
Người Thanh nghe thế, đành chịu! Từ đó mỗi lần triều cống, nước ta không phải cống 2 thứ đó bắt đầu từ ông cả.
 
==Xem thêm==