Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n chính tả, replaced: giành cho → dành cho (2) using AWB
Dòng 183:
{{Lịch sử Nga}}
[[Tập tin:Magnitogorsk steel production facility 1930s.jpg|nhỏ|trái|200px|Nhà máy thép Magnitogorsk thập niên 1930]]
Sau [[thế chiến thứ nhất]] và nội chiến, nền kinh tế nước Nga đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, đất nông nghiệp bị tàn phá, nông dân đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Trong khoảng 2 năm 1921-1922, nạn đói lớn đã xảy ra tại các vùng nông thôn của nước Nga, đặc biệt là ở khu vực [[sông Volga]] và [[Ural]], giết chết khoảng 2 triệu<ref>Betrand M. Patenaude. The Big Show in Bololand. The American Relief Expedition to Soviet Russia in the Famine of 1921. Stanford University Press, 2002. P. 197.</ref> tới 5 triệu người<ref>{{Cite news|url=http://soviethistory.msu.edu/1921-2/famine-of-1921-22/|title=Famine of 1921-22|date=2015-06-17|work=Seventeen Moments in Soviet History|access-date=2018-07-20|language=en-US}}</ref><ref>{{Cite book|url=https://archive.org/stream/TheBlackBookofCommunism10/the-black-book-of-communism-jean-louis-margolin-1999-communism#page/n71/|title=The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression|last=Courtois|first=Stéphane|last2=Werth|first2=Nicolas|last3=Panné|first3=Jean-Louis|last4=Paczkowski|first4=Andrzej|last5=Bartošek|first5=Karel|last6=Margolin|first6=Jean-Louis|publisher=Harvard University Press|year=1999|isbn=9780674076082|location=|pages=123}}</ref>. Theo nhà báo Cynthia Heaven, những người bị đói buộc phải ăn "''cỏ trộn với xương nghiền, vỏ cây, đất sét, ăn thịt đủ loại sinh vật từ ngựa, chó, mèo, chuột cho đến cả rơm trên mái nhà. Chính phủ đã phải nỗ lực ngăn chặn nạn bán thịt người và cắt cử canh gác tại các nghĩa trang để ngăn chặn việc đào mồ''"<ref name="news.stanford.edu">[http://news.stanford.edu/news/2011/april/famine-040411.html How the U.S. saved a starving Soviet Russia: PBS film highlights Stanford scholar's research on the 1921-23 famine] Stanford News</ref>. Cơ quan Cứu trợ Mỹ (ARA) đề nghị giúp đỡ, nhưng ban đầu Lenin đã từ chối và coi rằng đó là hành động nhằm "can thiệp vào nội bộ nước Nga Xô viết"<ref>Kennan, George Frost (1961), ''Russia and the West under Lenin and Stalin'', Boston, pp. 141–50, 168, 179–85.</ref>. Nạn đói đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, nhà văn Nga [[Maxim Gorky]] đã phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ. Vào tháng 12 năm 1921, Quốc hội Mỹ đã thông qua một gói cứu trợ trị giá 20 triệu USD bao gồm các loại hạt giống ngô và lúa mì gửi tới Nga để giúp chính phủ Nga Xô viết giải quyết nạn đói<ref name="news.stanford.edu"/>. Sau đó Mỹ cũng đạt được một thỏa thuận với Chính phủ Nga về việc cung cấp lương thực cho hàng triệu người Nga ở những vùng bị đói. Nhà văn Maxim Gorky đã viết một lá thư vào tháng 7/1922 để cảm ơn khoản viện trợ từ nước Mỹ: "''Sự giúp đỡ của các bạn sẽ đi vào lịch sử như là một chiến thắng đáng giá, một thành tựu vĩ đại và duy nhất, sẽ còn mãi trong ký ức của hàng triệu người Nga đã được các bạn cứu khỏi cái chết'' <ref>[https://historynewsnetwork.org/article/161466 The Year America Saved Russia from Starvation], William Lambers, 12-22-15, History News Network</ref>. Tuy nhiên, việc cứu trợ cũng gặp một số ý kiến chỉ trích từ nước Mỹ và các nước khác, ví dụ như tờ London Daily Express (Anh), những ý kiến này cho rằng nạn đói ở Nga không quá nghiêm trọng và lập luận rằng số tiền này nên được giànhdành cho việc cứu trợ người nghèo và [[nạn đói ở Anh]], vốn cũng rất trầm trọng sau [[thế chiến thứ nhất]].{{Sfn |Breen | 1994}}
 
Để khắc phục những khó khăn của nền kinh tế nước Nga sau cuộc nội chiến, Lenin đã cho tiến hành [[chính sách kinh tế mới (Nga)|chính sách kinh tế mới]], hay NEP (''Новая экономическая политика – НЭП''), để thay thế cho chính sách [[cộng sản thời chiến]] đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế [[kinh tế thị trường]] để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi hoàn toàn, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt mức 87%; công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm 1913 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ); đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định, chính quyền Liên Xô được củng cố, phát triển<ref>[http://tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/33034/Chinh-sach-kinh-te-moi-cua-VI-Lenin-mot-co-so.aspx “Chính sách kinh tế mới” của V.I. Lê-nin - một cơ sở lý luận quan trọng của đổi mới ở Việt Nam], Tạp chí Cộng sản, 21/4/2015</ref>.
Dòng 409:
*Người dân Liên Xô được Nhà nước cấp nhà ở miễn phí. Từ năm 1957 Liên Xô đã xây được hơn 2,2 triệu căn nhà mỗi năm cho người dân nước này.
 
Tuy vậy, một báo cáo của "Ủy ban quốc gia nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu" (thuộc chính phủ Hoa Kỳ) cho rằng mô hình [[phúc lợi xã hội]] của Liên Xô thời kì này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hệ thống y tế miễn phí của Liên Xô vẫn có sự phân hóa: Những người có vị trí cao hơn trong xã hội (ví dụ quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội, khoa học gia nối tiếng) thường sẽ được hưởng dịch vụ y tế cao cấp hơn so với dân thường<ref name="ucis.pitt.edu">[https://www.ucis.pitt.edu/nceeer/1984-629-2-Johnson.pdf Quality of Life in the Soviet Union: A Conference Report]</ref>. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh của Liên Xô thời kì này bị thiếu hụt thuốc men cũng như các trang thiết bị y tế, nguyên nhân một phần là do ngân sách chi cho lĩnh vực y tế không đủ (một thống kê cho thấy tỷ trọng GNP giànhdành cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ tại Liên Xô, chỉ bằng 1/3 so với [[Hoa Kỳ]])<ref name="ucis.pitt.edu"/><ref>Dyczok, Marta: ''Ukraine: Movement Without Change, Change Without Movement'', p. 91</ref><ref>Davis, C.M. and Charemza, W.: ''Models of Disequilibrium and Shortage in Centrally Planned Economies'', p. 447</ref><ref>Eaton, Katherine Bliss: ''Daily Life in the Soviet Union'', p. 191</ref>. Nền giáo dục của Liên Xô hay xảy ra [[bệnh thành tích]] khi điểm số ở các trường được chấm một cách dễ dãi và nhiều khi không đúng với năng lực của học sinh<ref name="ucis.pitt.edu"/>. Cũng theo Ủy ban quốc gia nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu, việc chính phủ Liên Xô xây nhà ở hàng loạt để cấp miễn phí cho người dân đã dẫn tới hệ lụy là kiến trúc dân dụng thường chỉ coi trọng số lượng mà không coi trọng chất lượng, nên nhà ở tại Liên Xô thường có tiêu chuẩn kém hơn so với nhà ở tại các nước phát triển. Việc cung cấp nhà ở cũng có sự phân hóa đáng kể: người có địa vị cao trong xã hội thường được cấp cho những căn nhà tốt hơn hẳn so với những người bình thường<ref name="ucis.pitt.edu"/>. Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng vẫn xảy ra thường xuyên bởi Liên Xô hạn chế phát triển công nghiệp nhẹ và tập trung tối đa nguồn lực cho các ngành công nghiệp nặng. Người Liên Xô phải dùng đến 2/3 thu nhập của họ cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và quần áo, điều này giống các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển đã công nghiệp hóa.<ref name="download">Quality of Life in the Soviet Union, page 2, Bradford P. Johnson & Evan A. Raynes, The Research Foundation of the City University of New York, 1984 [https://www.ucis.pitt.edu/nceeer/1984-629-2-Johnson.pdf download]</ref>. Bất chấp những hạn chế, mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô nhìn chung đã hoạt động hiệu quả, đảm bảo tương đối tốt cho đời sống của mọi người dân cho đến những năm 1980, khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị.
 
[[Tập tin:Москва 1970 - panoramio - Andris Malygin (1).jpg|nhỏ|phải|200px|Thủ đô Moskva năm 1970]]
Dòng 442:
Tình trạng thiếu hụt diễn ra không phải vì quy mô sản xuất của Liên Xô thấp, mà bởi tính cứng nhắc của kinh tế kế hoạch tập trung. Việc kinh tế tăng trưởng nhanh trong suốt 25 năm (1950-1975) khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân Liên Xô tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng, khiến các kế hoạch kinh tế tập trung không thể tính toán được hết nhu cầu của thị trường dân dụng. Ví dụ, năm 1979, công nghiệp xe hơi Liên Xô đã đạt mức sản lượng 1,32 triệu xe ô-tô và 776.000 xe tải mỗi năm, quy mô đứng thứ 5 thế giới<ref name="USSR 1979. page 223">Production of passenger cars in the USSR, 1960-1979. Data source: Geography of the Soviet Union, page 223</ref>, nhưng theo kế hoạch định trước, phần lớn số xe được dùng để phục vụ sản xuất, vận tải công cộng hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, số xe bán ra thị trường dân dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, nguồn cung ô-tô dân dụng bị thiếu, dù sản lượng chế tạo ô-tô của Liên Xô lớn tới mức đủ để xuất khẩu được hơn 400.000 xe mỗi năm<ref name="USSR 1979. page 223"/> Tỷ lệ người sở hữu ô-tô riêng ở Liên Xô năm 1985 là 45 xe/1.000 dân, thấp hơn so với mức của các quốc gia phát triển trong cùng thời kỳ đó<ref>[https://jalopnik.com/what-it-was-like-to-buy-and-own-a-car-in-the-ussr-1783136956 What It Was Like To Buy And Own A Car In The USSR], Gabrielius Blažys, 7/22/16, Jalopnik</ref>.
 
Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ và phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy [[hiệu quả kinh tế]] thấp, nặng về ý nghĩa [[tuyên truyền]] hình thức... Tỷ lệ tiết kiệm lớn để đầu tư mở rộng sản xuất đã không thể tạo ra tăng trưởng cao như dưới thời Stalin vì Liên Xô không còn khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà họ có được. Đây là bằng chứng cho thấy nếu không có áp lực của thị trường và tiến bộ kỹ thuật thì tiết kiệm sẽ bị lãng phí, trong khi sự phát triển của kỹ thuật và nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tiết kiệm.<ref>Economic Development in a Globalized Environment: East Asian Evidences, page 6, Wan Jr., Henry Y, Springer, 2004</ref> Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù đất đai rộng lớn, phì nhiêu nhưng [[sản xuất nông nghiệp]] của Liên Xô lại bị sa sút trong thập niên 1970, không đáp ứng đủ [[nhu cầu xã hội]], đến đầu thập niên 1980 thì đã thật sự nóng bỏng. Tài liệu của Ủy ban nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu (của chính phủ Mỹ) cho rằng dù tổng GDP cao nhưng mức sống ở Liên Xô vẫn thấp hơn nhiều mức sống ở Mỹ và Tây Âu. Điều này bắt nguồn từ việc chính quyền Liên Xô có truyền thống hạn chế tiêu dùng để tập trung nguồn lực cho công nghiệp nặng, vì thế họ chỉ sử dụng một phần nhỏ hơn nhiều trong tổng thu nhập quốc dân Liên Xô cho tiêu dùng so với phương Tây, do vậy người dân thường bị thiếu hàng tiêu dùng. Người Liên Xô phải dùng đến 2/3 thu nhập của họ cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và quần áo, điều này giống các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển đã công nghiệp hóa.<ref>Quality of Life in the Soviet Union, page 2, Bradford P. Johnson & Evan A. Raynes, The Research Foundation of the City University of New York, 1984 [https://www.ucis.pitt.edu/nceeer/1984-629-2-Johnson.pdf name="download]<"/ref> Tuy nhiên, các nhu cầu cơ bản khác là nhà ở, chăm sóc y tế và giáo dục ở Liên Xô thì người dân được cung cấp hoàn toàn miễn phí<ref name="RIA" />.
 
Để khắc phục những khó khăn, chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng [[cải cách kinh tế]] của thủ tướng [[Aleksei Nikolayevich Kosygin]] (''Алексей Николаевич Косыгин''), cải cách đạt một số kết quả tuy chưa xử lý được nguyên nhân gốc rễ gây ra sự trì trệ. Kinh tế Liên Xô không lâm vào suy thoái và vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1965-1970 là 7,7% mỗi năm, đến giai đoạn 1980-1985 giảm xuống còn 3,6% mỗi năm. Năm 1980, sản lượng công nghiệp của Liên Xô vẫn giữ vững vị trí thứ 2 thế giới và bằng 80% so với Mỹ, sản lượng nông nghiệp vẫn đứng đầu châu Âu<ref name="RIA">{{Chú thích web | url = http://ria.ru/history_spravki/20101108/293796130.html | tiêu đề = Советская экономика в эпоху Леонида Брежнева |dịch tiêu đề=The Soviet economy in the era of Leonid Brezhnev | vị trí = | nhà xuất bản = [[RIA Novosti]] | ngày = 8 November 2010 | ngày truy cập = 31 December 2011 }}</ref>.
Dòng 450:
Đến cuối những năm 1980, Liên Xô vẫn duy trì được vị thế [[siêu cường]] với [[nền kinh tế lớn thứ hai thế giới]] (chỉ kém Mỹ) với GDP theo [[sức mua tương đương]] đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990). Thu nhập bình quân đầu người của Liên Xô đạt 9.500 USD, đứng thứ 28 thế giới và thuộc nhóm các nước phát triển (của Nhật là 15.600 USD, Mỹ là 21.082 USD, Singapore là 10.300 USD, Hong Kong là 10.000 USD, Đài Loan là 6.000 USD, Hàn Quốc là 4.600 USD<ref name="theodora.com">[http://www.theodora.com/wfb/1990/rankings/gdp_million_1.html GDP in 1990], 1990 CIA WORLD FACTBOOK</ref>).
 
Tuy vẫn giữ thứ hạng cao, song nền kinh tế Liên Xô đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết so với các nước phương Tây phát triển nhất gồm Mỹ, Nhật và Đức. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến năm 1985 thì Liên Xô cần có một cải cách cơ bản sâu rộng và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách [[perestroika|cải tổ]] (''perestroika''). Theo [[Leon Aron]], tuy kinh tế Liên Xô tuy tăng trưởng chậm lại, nhưng tình hình chung vẫn khá tốt. Vào năm 1985, Liên Xô vẫn có nguồn lực khoa học, công nghệ và nhân sự rất mạnh mẽ, vượt trên bất kỳ một nước châu Âu nào và vẫn đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ. Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng chỉ tập trung ở một số mặt hàng không quá thiết yếu, những phúc lợi thiết yếu (nhà ở, lương thực, y tế, giáo dục) vẫn ổn định. Từ năm 1981 đến năm 1990, mức tăng trưởng GDP của Liên Xô cũng không chậm hơn so với nhiều nước phát triển cùng thời kỳ. Mức thu nhập của người dân Xô viết vẫn tiếp tục gia tăng trong 5 năm 1985-1990, ở mức độ trung bình trên 7% mỗi năm. Điều kiện của Liên Xô vẫn tốt hơn nhiều so với [[Trung Quốc]], một nước đang cải cách khá thành công vào thời gian đó. Nếu tiến hành cải cách hợp lý như Trung Quốc, Liên Xô hoàn toàn có thể khắc phục được những điểm yếu của nền kinh tế<ref name="ReferenceG">Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong. Leon Aron, Foreign Policy, July/August 2011</ref>
 
Năm 1986, Liên Xô đề ra cải cách mới, tập trung vào trang bị máy móc mới, tự động hóa bằng rô-bốt, công nghệ [[máy tính]], [[vi xử lý]], tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp năng lượng. Hầu hết các nhà quan sát tin rằng ít nhất một phần của cải cách sẽ có hiệu quả, tạo động lực phát triển mới và khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế<ref>[http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12708.html Soviet Union The Twelfth Five-Year Plan, 1986-90], www.country-data.com</ref> Tăng trưởng kinh tế Liên Xô giai đoạn 1986-1990 vẫn đạt mức 1,5% mỗi năm<ref>Russia’s Informal Economic Growth: 1960–1990, Yoshisada SHIDA, RUSSIAN RESEARCH CENTER, Institute of Economic Research, Hitotsubashi University, Kunitachi Tokyo, JAPAN, March 2017, [http://www.ier.hit-u.ac.jp/rrc/Japanese/pdf/RRC_WP_No69.pdf download]</ref> Tuy nhiên những cải cách về mặt chính trị của Gorbachov lại thất bại, dẫn tới phá vỡ cơ cấu nhà nước và sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Dòng 507:
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Gorbachev là một chính khách yếu kém nên các chính sách của ông ta mới dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Nikolai Ryzhkov nhận xét "''Nhưng dù không kính trọng Gorbachev, tôi vẫn phải nói lại là ông ta không muốn làm tan rã đất nước, không muốn. Chỉ đơn giản là bằng những hành động ngu ngốc của mình, ông ta đã đưa đất nước đến thảm cảnh đó... Sai lầm của Gorbachev là: bao giờ cũng bắt đầu từ kinh tế, không quan tâm gì đến vấn đề Đảng và Nhà nước.''". Còn [[Lý Quang Diệu]] cho rằng "''Cái ngày ông Gorbachev nói với quần chúng tại Moskva: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Tôi nghĩ con người này là một thiên tài thật sự... Ông ấy ngồi trên đỉnh của một bộ máy khủng bố và tuyên bố: không có gì phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có một kế hoạch dân chủ hóa rất ghê gớm. Cho tới khi tôi gặp ông ấy và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.''". Lý Quang Diệu nhận xét Gorbachev kém xa [[Đặng Tiểu Bình]], người đã cải cách dần dần mà không hề làm Trung Quốc tan rã.<ref>Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States, and the World, The Future of Democracy, Kuan Yew Lee, Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, MIT Press, 2012</ref> Đến năm 2016, trả lời phỏng vấn của đài BBC, Gorbachev cho rằng "''Những gì xảy ra cho Liên Xô là tấn kịch đời tôi. Và là tấn bi kịch cho mọi người sống ở Liên Xô''". Ông cho rằng các các lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Nga, Belorussia và Ukraina, những người đã ký văn bản giải thể Liên Xô đã "''Phản bội ngay sau lưng tôi... Họ đốt cả ngôi nhà chỉ để châm điếu thuốc. Chỉ để có quyền lực... Họ không thể làm thông qua biện pháp dân chủ (vì [[trưng cầu dân ý]] cho thấy 76% cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên Xô). Thế là họ phạm tội. Đó là đảo chính.''" và quyết định từ chức Tổng thống Liên Xô là vì "''Chúng tôi đang đi tới nội chiến và tôi muốn tránh nó. Tôi không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực. Từ chức là thắng lợi của tôi.''".<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/world-38304524 Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?], BBC, 13 tháng 12 năm 2016</ref>
 
Theo [[Leon Aron]], việc Liên Xô tan rã là một điều rất bất ngờ, ngay cả với đa số nhà nghiên cứu về Liên Xô thời kỳ ấy. ''"Nhiều người cho rằng Liên Xô tan rã là do tình trạng kinh tế yếu kém, nhưng sự thực không phải như vậy"''. Vào năm 1985, Liên Xô vẫn có nguồn lực kinh tế, khoa học và nhân sự rất mạnh mẽ. Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng là có, nhưng điều kiện sống vẫn ổn định và tốt hơn nhiều các nước đang phát triển, và Liên Xô đã từng trải qua nhiều giai đoạn gian khó hơn nhiều mà vẫn vượt qua được. Từ năm 1981 đến năm 1990, mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại, nhưng vẫn đạt 1,9% một năm, tốc độ này không chậm hơn so với nhiều nước phát triển cùng thời kỳ. Thâm hụt ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989, tỷ lệ mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể khắc phục được. Mức thu nhập của người dân Xô viết vẫn tiếp tục gia tăng trong 5 năm 1985-1990, ở mức độ trung bình trên 7% mỗi năm. Nguyên nhân cốt lõi của việc Liên Xô tan rã chính là từ trên xuống: những chính sách phá vỡ nguyên tắc Xô Viết, vừa liều lĩnh lại vừa bạc nhược của Gorbachev; sự chia rẽ nhân tâm được kích động bởi những bài viết của các nhà văn, nhà báo chống Nhà nước Liên Xô mà không bị ngăn chặn<ref>Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong. Leon Aron, Foreign Policy, July/August 2011<name="ReferenceG"/ref>
 
Sau này, Tổng thống Nga [[Vladimir Putin]] cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không “thả cửa” cho những tư tưởng phá hoại đất nước của giới báo chí biến chất cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.<ref>[http://anninhthudo.vn/the-gioi/tong-thong-nga-le-ra-lien-xo-da-khong-sup-do/702070.antd Tổng thống Nga: Lẽ ra Liên Xô đã không sụp đổ...], An ninh Thủ đô, 24/09/2016</ref>. Mặc dù vậy, bản thân Putin không có ý định đưa mô hình Nhà nước Liên Xô quay trở lại nước Nga bởi nó không phù hợp với bối cảnh hiện nay "''Bất cứ ai không cảm thấy tiếc nuối vì sự sụp đổ của Liên Xô là kẻ không có trái tim. Bất cứ ai muốn khôi phục nó thì là kẻ không có não''"<ref>[https://www.brainyquote.com/authors/vladimir_putin Vladimir Putin Quotes]</ref>. Khi nhận được câu hỏi về sự kiện nào trong lịch sử Nga mà ông muốn thay đổi nhất, Tổng thống Putin đáp ngắn gọn rằng: ''“Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết”''<ref>[https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/putin-se-ngan-lien-xo-tan-ra-neu-co-the-thay-doi-lich-su-3717822.html Putin sẽ ngăn Liên Xô tan rã nếu có thể thay đổi lịch sử],3/3/2018, VnExpress</ref>.