Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thành Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 17:
Trong cuộc Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 ([[1285]]) và lần 3 ([[1288]]), bà được các Hoàng đế nhà Trần giao cho quản lý, hướng dẫn các gia đình quý tộc lánh nạn và vận động nhân dân làm ''kế thanh dã'' (tức là ''kế vườn không nhà trống''). Bà trực tiếp phụ trách hậu phương, khai phá đất đai, trồng nhiều cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập trung lương thực phục vụ quân doanh [[Vạn Kiếp]]<ref name = "Kiếp Bạc">[http://www.consonkiepbac.org.vn/t26/thien-thanh-cong-chua-1288 KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC]</ref>.
 
== Thân thế ==
Cho đến nay, vẫn tồn tại hai luồnluồng ý kiến về thân thế của bà, không rõ bà là con gái của [[Trần Thái Tổ]] Trần Thừa hay [[Trần Thái Tông]] Trần Cảnh.
 
Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư]], bà được gọi là '''Trưởng công chúa''' (長公主), trong đoạn "''"Gả Thiên Thành Trưởng công chúa cho Trung Thành vương"''.<ref>ĐVSKTT - Trần Thái Tông bản kỷ - chữ Hán: 以天城長公主嫁忠誠王</ref>. Xét theo chế độ danh vị, danh hiệu này là để chỉ chị em gái của Đương kim Hoàng đế. Điều này có nghĩa là ''Thiên Thành Trưởng công chúa'' dĩ nhiên là con gái Thái thượng hoàng, tức Trần Thái Tổ và là chị/ em gái của Trần Thái Tông. Theo [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] và một số nguồn<ref>Trần Hưng Đạo nhà quân sự thiên tài - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn - Nhà xuấtXuất bản CTQG, Hà Nội, 2000.</ref>, bà cũng được thừa nhận là con gái của Trần Thái Tổ.
 
Dẫu vậy, vẫn có ý kiến cho rằng Thiên Thành công chúa là con gái Trần Thái Tông, chủ yếu dựa vào hai cứ điểm:
*Thứ nhất là dựa vào danh vị '''Trưởng công chúa''', ý kiến này cho rằng cụm này ngầm ý bà là con gái lớn nhất của Trần Thái Tông. Trong ĐVSKTT, [[Ngô Sĩ Liên]] nói: ''"Vì Đế (Thái Tông) đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho nên người làm tôi con cũng bắt chước"''.<ref>Nguyên văn: 盖帝於夫婦之道不正故其臣子效之也</ref>. Cụm từ ''"tôi con"'' ở đây chắc chắn chỉ ra rằng Trần Hưng Đạo và Thiên Thành công chúa là phận ''"tôi con"'', suy ra Hưng Đạo vương và Thiên Thành công chúa phải vai vế bằng nhau mới có thể nói như vậy. Tuy nhiên, nguyên văn của ''"Tôitôi con"'', theo lý luận trên, chính là ''"Thầnthần tử"'' (臣子), là danh phận cho bất cứ ai trong xã hội lúc bấy giờ, kể cả anh chị em, cho nên lý luận này không thể dùng để khẳng định công chúa là con của Trần Thái Tông.
*Thứ hai, cũng dựa vào câu văn '''Con gái vua'''. Đây là câu của sử thần Ngô Sĩ Liên khi bàn về chuyện này, có đoạn: ''"Con gái vua lấy kẻ bề dưới tất phải sai chư hầu cùng họ đứng ra làm chủ hôn theo lễ phải thế"'' .<ref>Đại Việt Sử kí Toàn thư - Trần Thái Tông bản kỉ.</ref>. Lập luận này cho rằng, ''"Con gái vua"'' ở đây có thể chỉ Thiên Thành công chúa chính là con gái Trần Thái Tông, vì nếu là con gái Thái thượng hoàng [[Trần Thừa]] thì phải là ''"con gái thượng hoàng"'' cứchứ không phải ''"con gái vua"''. Tuy nhiên, câu này nguyên văn là ''"Vương cơ hạ giá tất sử đồng tính chư hầu chủ chi"'',<ref>Nguyên văn: 王姬下嫁必使同姓諸侯主之.</ref>, tức Ngô Sĩ Liên trích lại quy chế thời Chu, mượn ý con gái Thiên tử nói chung hạ giá như thế nào. Có thể nói Thiên Thành công chúa xét ra con gái của Thái thượng hoàng vẫn còn hợp lý, vì dẫu sao thì ''[[Thái thượng hoàng]]'' cũng là Hoàng đế, và Thiên Thành công chúa vô luận con gái người nào, danh chính ngôn thuận vẫn là [[Hoàng nữ]], là ''con gái của Thiên tử'' nói chung. Tuy nhiên Trần Thừa chỉ được tôn làm [[Thái thượng hoàng]] chứ chưa làm [[Hoàng đế]] một ngày nào.
 
Kết quả Thiên Thành công chúa là con gái của ai, vẫn hoàn toàn không cách nào khẳng định được với cứ liệu hiện tại. Nếu Thiên Thành công chúa là con gái Trần Thái Tổ, đối với người chồng Trần Hưng Đạo thì bà là cô ruột trong gia tộc. Nếu Thiên Thành công chúa là con gái của Trần Thái Tông, theo vai vế trong gia tộc thì bà là em họ của Trần Hưng Đạo.