Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 62:
 
== Thay Chu lập Tùy ==
Tình hình chính sự nhà Bắc Chu bỗng nhiên có biến động, thay đổi rất nhanh khiến Dương Kiên có cơ hội nắm quyền bính. NhânSau khi Bắc Chu Vũ Đế không mayVăn độtUng ngột lâm bệnh mất khi đang sung sứcchết ([[578]]), [[Bắc Chu Tuyên Đế]] Vũ Văn Uân lên thay lại sa vào hưởng lạc. Tuyên Đế cưới con gái lớn của Dương Kiên là [[Dương Lệ Hoa]] làm [[Hoàng hậu]], vì thế địa vị của Dương Kiên lại tăng lên đáng kể, đủ sức khiến Dương Kiên bắt đầu nắm lấy quyền điều hành triều đình.
 
Tuyên Đế truỵ lạc và lười nhác, mới 20 tuổi đã nhường ngôi cho con lên làm [[Thái thượng hoàng]], phó mặc việc triều đình cho Dương Kiên để hưởng thụ. [[Bắc Chu Tĩnh Đế]] Vũ Văn Diễn 6 tuổi lên ngôi, Dương Kiên được nắm quyền phụ chính, đôn đốc tất cả chính sự trong triều đình. Không bao lâu, Thượng hoàng chết yểu khi mới 21 tuổi ([[581]]), Dương Kiên nắm toàn quyền, giả mạo nghi thức làm '''Tả Đại thừa tướng''', tước '''Tùy vương''' (隋王), các quan lại đều vâng theo.
Dòng 108:
Thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]], quân [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]] hay quấy nhiễu biên giới Bắc Chu và [[Bắc Tề]]. Sau khi thành lập nhà Tùy, năm Khai Hoàng thứ 3 (583), Văn Đế cho quân đi đánh Đột Quyết, vận dụng chiến lược li gián và phân hóa để tách Đột Quyết thành 2 miền đông tây, hai bên giao chiến không ngừng, còn nhà Tùy thì tiêu trừ được một mối lo.
 
Năm Khai Hoàng thứ 18 ([[598)]], [[Cao Câu Ly]] tấn công một dải Liêu Đông ở đông bắc nhà Tùy. Văn Đế cho con thứ 5 là Hán vương Dương Lượng đem quân đi đánh theo 2 đường thủy bộ nhưng bị Cao Câu Ly đánh cho tan tác. Thủy quân trên biển thì vướng bão nên tổn thất nặng nề. Văn Đế sau đó buộc phải hủy bỏ chiến dịch còn Cao Câu Ly thì ngưng việc tấn công nhà Tùy.
 
Đầu thời Khai Hoàng, nhà Tùy ở phía bắc có Đột Quyết, tây có [[Thổ Phồn]], đông có Cao Câu Ly, nam có [[Lâm Ấp]] (Champa). Đến cuối thời Văn Đế, Đột Quyết bị chia thành 2 miền, Đông Đột Quyết trên danh nghĩa thần phục nhà Tùy. Champa bị đánh bại, tuy chưa bị chinh phục nhưng không còn là mối đe dọa. Chỉ có Cao Câu Ly ngoài mặt thần phục nhưng mới thực sự là mối nguy hiểm và sau này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy.
Dòng 116:
Tùy Văn Đế ở ngôi 24 năm, có hai niên hiệu là '''Khai Hoàng''' (开皇; 20 năm), '''Nhân Thọ''' (仁寿; 4 năm). Năm Nhân Thọ nguyên niên, ông đã 61 tuổi, tuổi già ông lại bộc lộ nét xấu.
 
Năm Khai Hoàng thứ 13 ([[593]]), Văn Đế cho xây [[Nhân Thọ cung]] (仁寿宫), để Dương Tố giám sát. Để kịp tiến độ công việc, ông huy động mấy vạn nhân công làm việc ngày đêm, nhiều người bỏ mạng. Dương Tố cho đào hố chôn luôn dưới nền cung điện, lấy đá phẳng lát lại.
 
Năm Nhân Thọ thứ nhất ([[601]]), ông nghe lời của [[Dương Tố]], hạ lệnh bãi bỏ Thái học và châu huyện học chỉ để lại một trường [[Quốc tử học]], giữ lại 72 học sinh trường Quốc tử, làm cho nền giáo dục của toàn quốc bị suy giảm. Ông cũng rất tín ngưỡng [[Phật giáo]], [[Đạo giáo]], ra lệnh bất cứ ai ăn cắp tượng [[Phật]] hay tượng [[Nguyên thủy Thiên tôn]] đều bị xem như là tội đại nghịch.