Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 197:
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho [[Quân đội Trung Hoa Dân Quốc]] vào Việt Nam<ref name="vonguyengiap1" />, gây xung đột vũ trang với Quân Giải phóng và cướp chính quyền các địa phương<ref name="dcls" /><ref>Võ Nguyên Giáp, ''Những năm tháng không thể nào quên'', Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 35.</ref>. Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở [[Yên Bái]], [[Vĩnh Yên]], [[Móng Cái]], liên tục thực hiện các vụ quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo ''Việt Nam'', ''Thiết Thực'', ''Đồng Tâm'' nhằm vu cáo nói xấu [[Việt Minh]], chống chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi gạt bỏ các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ mới thành lập<ref name="dcls" />. Cũng theo Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]], do sống từ lâu ở nước ngoài, lại không có liên hệ gì với phong trào cách mạng trong nước, nên Việt Quốc, Việt Cách không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại nhiều nơi có quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách đi qua, các cơ quan chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang đều dãn ra xung quanh tránh xô xát lớn. Nhân dân thực hiện "vườn không, nhà trống". Điều này đã khiến cho quân Tưởng gặp nhiều khó khăn trên đường đi, còn Việt Quốc, Việt Cách cũng thất bại trong việc khuếch trương thanh thế cũng như mục đích của mình<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi ký, ''Những năm tháng không thể nào quên'', Nhà xuất bản QĐND, trang 158, 159.</ref>. Còn theo sử gia [[Trần Trọng Kim]] thì Việt Quốc, Việt Cách tuy có thế lực nhờ quân đội Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ, nhưng không thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ<ref>[http://vanhoanghean.vn/thu-vien-lich-su-van-hoa/mot-con-gio-bui-hoi-ky-cua-le-than-tran-trong-kim Một Cơn Gió Bụi, Chương 6: Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước, Trần Trọng Kim], Tạp chí Văn hóa Nghệ An.</ref>, tuyên truyền nhiều mà không làm được việc gì đáng kể<ref>[http://vanhoanghean.vn/thu-vien-lich-su-van-hoa/mot-con-gio-bui-hoi-ky-cua-le-than-tran-trong-kim Một Cơn Gió Bụi, Chương 9: Đi sang Tàu, Trần Trọng Kim], Tạp chí Văn hóa Nghệ An.</ref>. Thiếu tá tình báo Mỹ thuộc [[OSS]], Archimedes L.A Patti nhận xét những người Quốc gia lưu vong chống cộng quyết liệt, có tham vọng nắm quyền lãnh đạo đất nước nhưng quá kém về tổ chức, thiếu sự liên kết chính trị, thiếu lãnh đạo và không có một chương trình hành động ra hồn mà chỉ hy vọng tạo ra một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 537, 543.</ref>. Sau khi thảo luận với các lãnh đạo Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng, ông nhận thấy những người này tuyệt nhiên không có ý tưởng nào về việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu "chia sẻ quyền lực với Việt Minh". Ông ta nhận xét: ''"Họ (Việt Cách, Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc"'' <ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. Nhà xuất bản Thế giới. Trang 174.</ref>.
 
[[Tưởng Giới Thạch]] không có ý định dính líu vào cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Ông không muốn làm mất lòng Pháp vì Pháp là một cường quốc trong khối Đồng Minh. Ông chủ trương rút hết quân về nước ngay sau khi giải giáp Nhật. Ngược lại tướng [[Lư Hán]] xem lập trường của Tưởng là thiển cận vì đi ngược lại các nguyên tắc của [[Hiến chương Đại Tây Dương]] đã được Trung Hoa Dân Quốc cam kết ủng hộ. Lư Hán chủ trương đóng quân tại miền Bắc Việt Nam lâu dài, đặt Việt Nam dưới sự bảo trợ của Trung Hoa Dân Quốc để Việt Nam có thể độc lập mà không cần đến sự ủng hộ của Pháp. Trong suốt thời gian đóng quân tại miền Bắc Việt Nam, Lư Hán dùng mọi khả năng của mình để làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp giành lại quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 548, 549, 554.</ref>. Người Pháp được đối xử như những người ngoại quốc khác, Pháp không được cử đại diện tham gia vào lễ đầu hàng của Nhật với tư cách một nước trong khối Đồng Minh, các chỉ huy Pháp tại Hà Nội cũng không được Lư Hán công nhận là đại diện của chính phủ De Gaulle. Bộ phận OSS của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam (Nhóm Con nai) cũng từ chối giúp các chỉ huy Pháp thiết lập một hành dinh tại Việt Nam<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 563 - 564.</ref>. Trước đó OSS đã được lệnh của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt không để cho Pháp tái chiếm Đông Dương, không được cung cấp vũ khí hay tiếp tế cho Pháp ngoại trừ để thực hiện những mục tiêu chống Nhật đã được Đồng Minh tán thành<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 78.</ref>.
 
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng ủng hộ quan điểm của Lư Hán về việc Trung Quốc đóng quân lâu dài tại Việt Nam để hỗ trợ cho nền độc lập của Việt Nam còn Việt Cách lại ủng hộ quan điểm của Tưởng Giới Thạch rút hết quân đội Trung Hoa Dân Quốc về nước sau khi giải giáp Nhật để Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 549.</ref>.