Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Basíleios II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
'''Basileios&nbsp;II''' ({{lang-el|Βασίλειος Β΄}}, còn gọi là ''Basil&nbsp;II''; [[958]] – [[15 tháng 12]] năm [[1025]]), được biết đến trong thời đại ông như '''Basileios [[Porphyrogenitus|đấng Quân vương quyền quý]]''' và '''Basileios Trẻ''' để phân biệt ông với tiên hoàng [[Basileios&nbsp;I người xứ Macedonia]], là một vị [[Hoàng đế]] [[nhà Macedonia]] của [[Đế quốc Đông La Mã]], trị nước từ ngày [[10 tháng 1]] năm [[976]] cho tới ngày [[15 tháng 12]] năm [[1025]]. Ông là vị Hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất trong [[lịch sử]] Đế quốc Đông La Mã, là người có công đưa Đế quốc đến "thời kỳ hoàng kim" của nó.<ref>Paul Stephenson, ''The legend of Basil the Bulgar-slayer'', Bìa sau</ref> Những chiến thắng của ông trước quân Bulgaria đã khiến người [[Hy Lạp]] coi ông như một vị Hoàng đế huyền thoại, là tiền thân của cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Bulgaria trong cuộc [[Chiến tranh thế giới lần thứ nhất]]. <ref>Paul Stephenson, ''The legend of Basil the Bulgar-slayer'', các trang 136-137.</ref>
 
Những năm tháng làm vua đầu tiên của ông chứng kiến một cuộc nội chiến dai dẳng chống những quyền thần gốc gác quý tộc ở vùng [[Tiểu Á]]. Chiến thắng quân sự của nhà vua trong cuộc nội chiến này đã tạo tiền đề cho giai đoạn thứ hai huy hoàng hơn hẳn của triều đại ông.<ref>Catherine Holmes, ''Basil II and the governance of Empire (976-1025)'', trang 5</ref> Sau khi đám quyền thần phải thần phục ông, Basileos II tiến hành phát triển và mở mang cương thổ của [[Đế quốc Đông La Mã]] về phía Đông, và quan trọng hơn hết, là chiến thắng cuối cùng và việc sáp nhập hoàn toàn [[Đệ nhất đế chế Bulgaria|Đế quốc Bulgaria]] - kẻ thù kinh hoàng nhất của Đế quốc Đông La Mã - vào lãnh thổ Đông La Mã sau một cuộc [[chiến tranh]] ác liệt. Một sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến tranh đó là việc ông đui mù các tù binh Bulgaria sau chiến thắng của quân Đông La Mã, làm cho [[Sa hoàng]] Bulgaria buồn chết.<ref>Catherine Holmes, ''Basil II and the governance of Empire (976-1025)'', trang 499</ref> Vì lẽ đó, người đời sau gọi ông là "'''Kẻ giết người Bulgaria'''" ({{lang-el|Βουλγαροκτόνος}}, ''Boulgaroktonos''), và ngoại hiệu này trở nên thông dụng với ông. Sau khi ông qua đời, Đế quốc có cương thổ trải dài từ miền Nam [[Ý]] cho tới vùng [[Kavkaz]] và tù [[sông Danube]] cho đến biên giới [[Palestine]], đạt đến cực điểm về độ lớn kể từ [[các cuộc càn quét của người Hồi giáo]] vào 4 [[thế kỷ]] trước.
 
Mặc dù gần như liên tục xông pha trận mạc, Basileios II cũng là vị vua có tài trị nước, giảm bớt uy quyền của các gia đình đại địa chủ (những người này vốn chi phối nền hành chính và quân sự của Đế quốc), đồng thời làm đầy ắp kho ngân khố của Đế quốc. Một sự kiện có tầm quan trọng vang xa là việc quyết định của Basileios II trong việc gả Hoàng muội của ông là Công chúa Anna cho Đại Vương công [[Vladimir&nbsp;I xứ Kiev]]<ref>Russian Primary Chronicle Vol.I p.76</ref> để đổi lấy ủng hộ quân sự, điều này dẫn đến [[Việc Ki-tô giáo hóa nước Nga Kiev|việc Ki-tô giáo hóa]] nước [[Nga Kiev]] và truyền bá nền văn hóa Đông La Mã vào nước Nga.