Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Xem thêm: tại sao xóa?
bê nguyên 1 cuốn sách bắt người ta tìm nguồn để chứng minh là không thể được, yêu cầu ghi rõ số trang
Dòng 123:
* Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (hệ thống chính trị, tư tưởng xã hội...) thay đổi.
* Do vậy, từ những thay đổi ngày càng tiến bộ hơn của [[lực lượng sản xuất]] sẽ dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.
 
Các nhà sử học trước Marx đã miêu tả sự tác động của kinh tế lên sự vận động xã hội ở những xã hội cụ thể, nhưng chỉ đến Marx thì ông mới xem kinh tế là một nhân tố cơ bản quyết định tiến trình lịch sử của xã hội loài người đồng thời sự tác động này là hiện tượng phổ biến ở mọi xã hội. Đây là một cách tiếp cận, một phương pháp luận mới trong khoa sử học ở thời của ông và trở nên phổ biến sau này. Chính cách sử dụng kinh tế để giải thích lịch sử chứ không phải tôn giáo, văn hoá, tư tưởng, địa lý, tự nhiên, chính trị khiến phương pháp luận này được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.<ref>Marxism and the Methodologies of History, Gregor McLennan, Verso Books, November 1, 1981</ref> Theo Marx, các biến động lớn trong lịch sử (chiến tranh, sự phát triển hoặc sụp đổ của một đế chế, các cuộc nổi dậy, cải cách...) xét cho cùng đều là do các nguyên nhân kinh tế thúc đẩy (ví dụ: sự tan rã của các chế độ công xã nguyên thủy là do sự tăng nhanh sản lượng lương thực mà nông nghiệp mang lại so với việc săn bắt - hái lượm thời tiền sử, và các thủ lĩnh bộ lạc muốn chiếm lấy phần thặng dư này cho riêng mình chứ không muốn chia đều như trước kia nữa). Cách tiếp cận này là một yếu tố mới, bổ sung cho nhiều cách tiếp cận trước Marx, và về sau đã trở thành một phương pháp luận để phản ánh quá trình lịch sử. Nhìn chung Marx là nhà sử học đã đưa ra một phương pháp luận mới có ảnh hưởng lớn trong sử học cũng như trong các môn khoa học khác nghiên cứu về xã hội loài người.<ref>Reflections on the Marxist Theory of History, Paul Blackledge, Manchester University Press, May 1, 2006</ref><ref>Method and Dogma in Historical Materialism, Derek Sayer, The Sociological Review, Vol 23, Issue 4, 1975</ref>
 
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Marx cho rằng với sự sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sản xuất ra một lượng của cải khổng lồ, trong khi đó [[giai cấp tư sản]] chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản xã hội thông qua việc chiếm giữ giá trị thặng dư. Còn đại bộ phận xã hội là [[giai cấp công nhân]] (giai cấp làm thuê) chỉ sở hữu một phần nhỏ của cải vì họ không có quyền sở hữu [[phương tiện sản xuất]] đang nằm trong tay các chủ tư bản. Đây là hệ quả của việc lao động của người công nhân bị tha hóa "''người công nhân quan hệ với sản phẩm của mình như đối với một vật xa lạ,... người công nhân càng tự do phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh; bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi; của cải thuộc về anh ta lại càng ít đi... Người công nhân đặt đời sống của mình vào vật, nhưng như vậy, đời sống đó đã không thuộc về anh ta nữa, mà lại thuộc về vật. Vậy hoạt động ấy của công nhân càng lớn thì công nhân càng trở thành không có vật. Anh ta không phải là cái mà lao động anh ta sản xuất ra. Cho nên sản phẩm đó càng lớn thì anh ta càng ít là anh ta. Sự tha hóa của công nhân vào sản phẩm của anh ta không những chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật, một tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta chuyển vào vật, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 111, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref> Điều này dẫn đến "''người công nhân trở thành nô lệ cho vật của mình: một là anh ta nhận được một vật để lao động, nghĩa là nhận được lao động và hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt. Do đó chỉ có vật ấy mới đem lại cho anh ta khả năng sinh tồn, một là như một người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Điểm cao nhất của sự nô lệ đó là: chỉ có cái tư cách công nhân của anh ta mới cho phép anh ta còn tự duy trì được như một chủ thể thể xác và chỉ có với tư cách chủ thể thể xác thì anh ta mới là công nhân... Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hóa của công nhân vào vật của mình biểu hiện như sau: công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi; vật đó do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man; lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của anh ta càng có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 112-113, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref>. Chính vì thế "''lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc; đó là lao động cưỡng bức. Lao động đó không phải là sự thỏa mãn một nhu cầu mà chỉ là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác nhu cầu lao động. Tính xa lạ của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức thể xác hoặc sự cưỡng bức nào khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy... Do đó ta đi đến kết luận là con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình tự do trong khi thực hiện chức năng động vật của mình... còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật. Cái có tính súc vật trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến thành cái có tính súc vật.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 114-115, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref>.