Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến Đại Tây Dương (1939–1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm hu:Atlanti csata (második világháború); sửa cách trình bày
Dòng 9:
| place = [[Đại Tây Dương]], [[Biển Bắc]], [[Biển Ireland]], [[Biển Labrador]], [[Vịnh St. Lawrence]], [[Biển Caribbean]], [[Vịnh Mexico]], [[Outer Banks]], [[Bắc cực]]
| result = Quân Đồng Minh chiến thắng
| combatant1 = {{flagicon|United Kingdom}} [[Anh Quốc]]<br />
{{flagicon|Newfoundland}} [[Newfoundland]]<br /> {{flagicon|Canada|1921}} [[Canada]]<br />
{{flagicon|Norway}} [[Na Uy]]<br />
{{flagicon|Poland}} [[Ba Lan]]<br />
{{flagicon|Free French}} [[Lực lượng Pháp tự do]]<br />
{{flagicon|Belgium}} [[Bỉ]]<br />
{{flagicon|Netherlands}} [[Hà Lan]]<br />
{{flagicon|United States}} [[Hoa Kỳ]]<small>(1941–45)</small><br />
{{flagicon|Brazil|1889}} [[Brasil]] <small>(1942–45)</small><br />
{{flagicon|France}} [[Pháp]]<small>(1939–40)</small>
| combatant2 = {{flagicon|Nazi Germany}} [[Đức Quốc Xã]]<br />
{{flagicon|Italy|1861}} [[Phát xít Ý|Ý]] <small>(1940–43)</small>
| commander1 = {{flagicon|United Kingdom}} [[Percy Noble]]<br />
{{flagicon|United Kingdom}} [[Max K. Horton]]<br />
{{flagicon|Canada|1921}} [[Percy W. Nelles]]<br />
{{flagicon|Canada|1921}} [[Leonard W. Murray]]<br />
{{flagicon|United States|1912}} [[Ernest J. King]]
| commander2 = {{flagicon|Nazi Germany}}&nbsp;[[Erich Raeder]]<br />{{flagicon|Nazi Germany}}&nbsp;[[Karl Dönitz]]<br />{{flagicon|Nazi Germany}}[[Martin Harlinghausen]] (''[[Fliegerführer Atlantik]]'')
| strength1 =
| strength2 =
| casualties1 = 30.264 thủy thủ dân sự<br />3,500 tàu buôn<br />175 chiến hạm<br />119 máy bay<ref name=wynn1>"Introduction" ''U-Boat Operations of the Second World War—Vol 1'' by Wynn, Kenneth, 1998 trang 1</ref>
| casualties2 = 28.000 thủy thủ<br />783 [[tàu ngầm]]
}}
{{fixHTML|mid}}
Dòng 38:
'''Trận chiến Đại Tây Dương''' được xem là trận chiến kéo dài nhất trong lịch sử [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]<ref>Dan van der Vat, frontispiece</ref><ref>Blair, trang xiii</ref><ref>Woodman, trang 1</ref> mặc dù có [[sử gia]] cho rằng đây không phải là một trận duy nhất mà là gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến hay cuộc hành quân trên biển.<ref>trang 1, trang 86, Wegener</ref> Cuộc chiến bắt đầu ngày [[3 tháng 9]] năm [[1939]] cho đến khi [[Đức Quốc Xã]] [[đầu hàng]] năm [[1945]]. Cao điểm của trận chiến là những năm [[1940]] - [[1943]] khi [[tàu ngầm]] (''U-Boat'') và các chiến hạm của hải quân Đức (''[[Kriegsmarine]]'') tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm của [[Đồng Minh]].
 
Những đoàn tàu này thường là từ [[Hoa Kỳ]] theo phía nam [[Đại Tây Dương]] chở tiếp vận và vũ khí đến [[Anh Quốc]] và [[ Liên Xô]], được hộ tống bởi [[hải quân Anh|hải quân]] và [[không quân Anh]] và [[hải quân Canada|Canada]]. Bắt đầu từ ngày [[13 tháng 9]] năm [[1941]] có thêm chiến hạm Hoa Kỳ tham gia hộ tống các đoàn tàu này.<ref name="proceedings">Carney, Robert B., ADM USN "Comment and Discussion" ''United States Naval Institute Proceedings''tháng 1, 1976 trang 74 (Đô đốc [[Robert Carney]] là trợ lí tham mưu và trưởng phòng tác chiến của đô đốc [[Arthur L. Bristol]], chỉ huy trưởng các tàu và máy bay Hoa Kỳ hộ tống các đoàn chuyển vận ở Bắc Đại Tây Dương. Lực lượng này sau đó đã được đặt tên là Lực lượng đặc nhiệm 24 khi Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với phe Trục.)</ref> Hải quân Ý theo phe Đức tham gia trận đánh từ ngày [[10 tháng 6]] năm 1940.
 
Trận chiến này (từ [[tiếng Anh]] "''Battle of the Atlantic''" do [[thủ tướng Anh]] [[Winston Churchill]] nêu lên năm 1941) lan rộng khắp một vùng hải dương rộng lớn, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn thuyền bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công và đến cả ngàn trận đánh một chọi một giữa hai chiến hạm. Chiến thuật trên biển thay đổi liên tục, lúc bên này thắng thế, lúc bên kia thắng thế. Đồng Minh dần dần chiếm được thế thượng phong và đánh đuổi được chiến hạm địch ra khỏi chiến trường vào cuối năm 1942, và phá được chiến lược tàu ngầm và tháng 3 - 5 năm 1943. Hải quân Đức cố gắng trang bị thêm tàu ngầm hiện đại hơn vào năm 1945 nhưng đã quá trễ, không phục hồi được cục diện của chiến trường Đại Tây Dương.
 
== Mục tiêu chiến lược ==
Anh Quốc là một đảo đế quốc phụ thuộc nhiều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh chìm tàu bè để cắt tiếp vận này.
 
Từ năm 1942, Đức dự đoán Đồng Minh sẽ từ bờ biển Anh đổ bộ vào Pháp nên cố gắng đánh phá các tầu tiếp vận không cho Anh củng cố lực lượng. Quân Đồng Minh thì cho rằng muốn đạt được mục tiêu tấn công vào xứ Đức, trước tiên phải đánh gục hải quân Đức.
 
== Đụng độ lúc ban đầu (tháng 9 1939 – tháng 5 1940) ==
Năm 1939, hải quân Đức không đủ sức đánh lại lực lượng phối hợp hải quân Anh và hải quân Pháp. Đức phải dùng chiến lược tấn công tầu buôn của đối phương bằng tầu chiến, tầu buôn vũ trang, tầu ngầm và máy bay oanh tạc. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ hải quân Đức đã có mặt trên Đại Tây Dương với nhiều tầu ngầm, tầu tác chiến nhỏ với hỏa lực cao (''Panzerschiff''), như chiến hạm ''Deutschland'' và chiếc [[tuần dương hạm|tuần dương]] nổi tiếng ''[[Admiral Graf Spee]]''.
[[Tập tin:Graf Spee at Spithead.jpg|nhỏ|trái|Chiến hạm Admiral Graf Spee tại Spithead]]
Dòng 66:
Trong trận chiến Đại Tây Dương cảng [[Gibraltar]] là một căn cứ chiến lược trọng yếu của quân Anh, kiểm soát lưu thông giữa Đại Tây Dương và [[Địa Trung Hải]]. Cảng này được xây dựng và củng cố quân sự rất vững chắc.
 
== Chiến tranh tàu ngầm ==
[[Tập tin:Karl Dönitz.jpg|nhỏ|phải|upright|Đô đốc [[Karl Dönitz]], chỉ huy lực lượng U-boot (''BdU''), 1935-1943; Tổng tư lệnh chỉ huy hải quân Đức, 1943-1945.]]
 
Dòng 72:
 
Hải quân Hoàng gia Anh trong thời kỳ này chống tàu ngầm bằng ghe tuần tiểu, dùng ống nghe dưới nước, súng nhỏ và thủy lội tự nổ khi thả xuống tới độ sâu định sẵn. Trong thời kỳ năm 1920 - 1930, hải quân Anh không chú trọng phát triển chiến thuật chống tàu ngầm vì chiến tranh tàu ngầm bị [[Hiệp định Versailles]] cấm. Sĩ quan hải quân xem việc chống tàu ngầm tương đương như các công tác đơn thuần như rà thủy lội và mìn. Khu trục hạm có thể thả thùy lội chống tàu ngầm, nhưng trên thực tế, chỉ có ít đơn vị nào được huấn luyện công tác này.
=== 'Thời kỳ sung sướng' (Tháng 6 1940 – Tháng 2 1941) ===
Đức Quốc Xã xâm chiếm Na Uy vào tháng 4 năm 1940 rồi hai tháng sau nhanh chóng chiếm luôn Hà Lan, Bỉ, Pháp. [[Phát xít Ý]] gia nhập phe Trục vào tháng 6. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cục diện chiến trường Đại Tây Dương như sau:
* Anh Quốc mất một đồng minh hùng mạnh là hải quân Pháp. Chỉ một số nhỏ chiến thuyền của Pháp chạy thoát và theo [[Lực lượng Pháp tự do]].
* Hải quân Anh phải phân tán để chống chọi hải quân Ý tại [[Địa Trung Hải]].
* Từ các căn cứ [[Brest]], [[Lorient]], [[La Pallice]] và [[La Rochelle]] ở Pháp, U-boot có thể dễ dàng tấn công Đại Tây Dương và chu vi hoạt động tăng cao hơn (trước đó tàu ngầm phải về lấy nhiên liệu và tiếp tế từ các căn cứ của Đức tại biển Bắc). Đức xây dựng nhiều hầm xi măng để sửa chữa U-boot tại nhiều căn cứ hải quân ở Pháp. Quân Đồng Minh không thể oanh tạc bắn phá được những hầm kiên cố này cho đến khi [[bom tallboy]] được phát minh.
* Lực lượng tàu chiến của Anh dần dần bị hao mòn. Tàu bè bị kéo đến kéo đi khắp các chiến trường Na Uy, Hà Lan, Pháp, nhất là cuộc tháo chạy từ [[Trận Dunkerque|Dunkerque]]. Khi quân Đức hăm dọa tấn công Anh, các chiến thuyền Anh nằm phòng thủ tại biển Manche bị [[không quân Đức]] bắn hủy rất nhiều. Bảy khu trục hạm bị chìm trong trận Na Uy, 6 chiếc trong trận Dunkerque và 10 chiếc trong cuộc oanh tạc của Luftwaffe trên biển Manche. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1940, hải quân Anh mất 24 khu trục hạm, Canada mất 1 chiếc. Nhiều chiếc khác bị hư hại.
 
Sau khi hoàn thành chiến dịch xâm chiếm các nước phía tây châu Âu, bộ tư lệnh của Hitler thả các U-bóot trở về công tác cũ là bắn phá các đoàn tàu buôn chở tiếp tế của Anh. Cũng may cho Anh Quốc là các đội tàu buôn của Na Uy và Hà Lan nằm dưới kiểm soát của Anh (mặc dầu các nước này đã bị Đức chiếm). Anh đồng thời thôn tính Iceland và các đảo Faeroe để tránh không cho Đức chiếm lấy làm căn cứ hải quân.
Dòng 95:
Ngoài U-Boat, quân Đức còn sử dụng máy bay oanh tạc tấn công các tàu tiếp vận của Anh. Với kinh nghiệm từ [[chiến dịch Weserübung]], một số phi đội thám thính và ném bom với tầm hoạt động xa như [[Focke-Wulf Fw 200]] và [[Junkers Ju 290]] được điều động ra biển và đánh chìm được gần 365.000 tấn tàu tiếp vận.
 
=== Tầu ngầm Ý tại Đại Tây Dương ===
Từ tháng 8 năm 1940, hải quân Ý đưa tàu ngầm đến căn cứ [[Bordeaux]] tăng cường lực lượng phe Trục tấn công hải quân Anh. Loại tàu ngầm Ý được thiết kế cho hải chiến tại Địa Trung Hải, không thích hợp với chiến trường Đại Tây Dương và yếu kém hơn loại của Đức. Tuy vậy, tàu ngầm Ý cũng đạt đựoc thành tích đáng kể: 37 tàu ngầm Ý bắn chìm 109 chiến thuyền và tàu buôn của Đồng Minh (tổng cộng 593.864 tấn tàu bè và hàng tiếp vận).<ref>Rohwer.</ref> Hải quân Ý còn sử dụng loại tàu lặn nhỏ (''ngư lôi người'') làm lung lay lực lượng hải quân Anh tại Gibralta.
 
Dòng 113:
</ref>
 
=== Kỹ thuật dò tìm sonar ===
{{see|Sonar}}
Kỹ thuật dùng tín hiệu sóng phát đi và ghi nhận phản hồi để phát hiện vật cứng trong nước đã có từ thời [[thế chiến thứ nhất]]. Tuy nhiên các khoa học gia Anh đi đầu trong phát minh phối hợp kỹ thuật này với bàn vẽ tọa độ để xác định vị trí của vật với mức chính xác khá cao. Khi kỹ thuật này được hoàn chỉnh và đem sử dụng tại chiến trường, quân đội Anh dần chiếm được thế thượng phong trong các cuộc săn đuổi trên biển.
 
== Những tàu chiến nổi tiếng của chiến trường Đại Tây Dương ==
[[Tập tin:HOOD023.jpg|nhỏ|Chiến thuyền [[HMS Hood]] trên đường ra tiếp chiến tàu [[Bismarck (tàu chiến)|Bismarck]] năm 1941]]
Chỉ có Dönitz mới hãnh diện về những thành tựu nói trên của U-boot. Sĩ quan hải quân Đức vẫn cho rằng chỉ có những chiến thuyền lớn mới đem lại chiến thắng thực sự trên mặt biển.
Dòng 135:
''Kế hoạch Z'' của hải quân Đức trong chiến trường Đại Tây Dương gồm thiết bị lực lượng hải quân mạnh đủ để tiêu diệt tàu hộ tống đồng thời phá hủy mọi tiếp vận đến Anh. Kế hoạch không thành công vì Đức chưa kịp xây dựng đủ hỏa lực hải quân thì chiến tranh đã bùng nổ. Kết quả là số tàu Anh bị Đức phá hủy không cao so với hao tổn của U-boot, mìn và máy bay. Tuy vậy cuộc chận đánh các đoàn tàu buôn trên Đại Tây Dương cũng gây nhiều chật vật khó khăn cho Anh, và làm mức nhập cảng vào Anh giảm xuống rất nhiều.
 
== Đồng Minh phản công (tháng 3 - 5 năm 1941) ==
Sau những tổn thất thảm hại trong năm 1940, hải quân Anh buộc phải chấn chỉnh lại chiến lược chống quân Đức. Một trong những thay đổi quan trọng là thiết lập những đội tàu chiến hộ tống thường xuyên cho các đoàn tàu hàng tiếp vận, điều hợp đội hình vững chắc hiệu quả hơn và cố gắng bảo vệ tính mạng của thủy thủ. Những chiếc khu trục hạm phế thải của Mỹ lúc này cũng bắt đầu tham gia tàu chiến của Anh và Canada trong các cuộc hộ tống. Ngoài ra còn có hỗ trợ từ các đoàn chiến thuyền nhỏ của Lực lượng Pháp tự do, Hà Lan, Na Uy. Dân chúng Hoa Kỳ vào đầu năm 1941 cũng bắt đầu lên tiếng ủng hộ Anh trong công cuộc đấu tranh chống lại Đức Quốc Xã.
 
Dòng 148:
Ngày [[9 tháng 5]], khu trục hạm ''HMS Bulldog'' bắt được tàu ngầm ''U-110'' và tịch thu được máy mật mã [[Máy Enigma|Enigma]] và các tập ghi mật hiệu. Nhờ đó mà công cuộc giải mã của máy Enigma tiến thêm được một bước khá quan trọng. Hải quân và tình báo Anh dần dần đoán được nhiều kế hoạch hành quân bí mật của quân Đức.
 
== Chiến cuộc lan rộng (Tháng 6 - 12 năm 1941) ==
[[Tập tin:Convoy en route to Capetown.jpg|nhỏ|trái|Máy bay trinh sát và ném bom [[SB2U Vindicator]] thuộc chiến hạm USS ''Ranger'' (CV-4)truy tìm tàu ngầm và hộ tống đoàn tàu hàng ''WS-12'', trên đường đến [[Cape Town]], [[27 tháng 11]], 1941. Nhiều đoàn tàu tiếp vận Anh được các phi đội hải quân Mỹ hộ tống trước khi Mỹ chính thức tham chiến]]
Giữa năm 1941, hải quân Anh quyết định kế hoạch hộ tống dọc suốt cả tuyến đường biển ngang phía bắc Đại Tây Dương. Lực lượng hải quân Canada do đề đốc [[Leonard W. Murray]] chỉ huy được giao trọng trách hộ tống phần phía tây của tuyền đường, từ bắc Mỹ cho đến [[Newfoundland]] và ra điểm hẹn gần Iceland, từ cứ điểm này hải quân Anh từ Liverpool sẽ kéo ra thay phiên tiếp tục hộ tống tuyến đường còn lại về Anh.
=== Hoa Kỳ tham chiến ===
Tuy trên danh nghĩa vẫn còn trung lập, Hoa Kỳ càng ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc tranh chấp giữa Anh và Đức. Tháng 4 năm 1941, [[Franklin D. Roosevelt|tổng thống Roosevelt]] cho nới dài ''Khu vực an ninh xuyên Mỹ'' đến tận Iceland. Hòn đảo này trước đó đã bị Anh lấn chiếm để tạo căn cứ phòng vệ trước tình hình Đức chiếm Đan mạch. Quân Hoa Kỳ được Anh khuyến khích ra đóng quân trên đảo này để hỗ trợ quân đội Anh. Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu tham gia hộ tống tàu hàng của Anh và cũng nhiều lần đụng độ với U-boot của Đức. Khi Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Đức, hải quân của ba nước Anh-Cannada-Hoa Kỳ phối hợp tạo thành [[Lực luợng Hộ tống Đại dương]].
 
Dòng 158:
Một số các nghiên cứu và phát minh của khoa học Anh trong kỹ thuật chống tàu ngầm lúc này được đem sang phát triển và cải tiến tại Hoa Kỳ. Do đó nhiều phát minh của Anh có khi bị hiểu lầm là phát minh của Mỹ.
 
=== "Tàu buôn phóng máy bay" ===
[[Tập tin:Hawker Hurricane W9182 On CAM Ship.jpg|nhỏ|Máy bay Hawker Sea Hurricane trên bệ phóng tàu ''CAM'']]
Kỹ thuật máy bay thời này phát triển mạnh mẽ nhưng diện tích Đại Tây Dương quá lớn không thể dùng máy bay kiểm soát hết được. Một giải pháp tạm thời là trang bị trên tàu buôn những bệ phóng hỏa tiễn phía trên có gắn một chiếc máy bay chiến đấu loại nhẹ Hawker Hurricane. Tàu buôn có khả năng phóng máy bay này được gọi là tàu ''CAM'' (tiếng Anh: ''Catapult Aircraft Merchantmen''). Khi thấy máy bay Đức đến tấn công, máy bay theo đà hỏa tiễn được phóng lên nghênh chiến. Sau khi hoàn thành không vụ, nếu quá xa đất liền và không có chỗ đáp, phi công phải nhảy dù và cho máy bay rơi. Kỹ thuật phóng máy bay này được sử dụng 9 lần, bắn hạ 8 máy bay Đức và 1 phi công Đồng Minh thiệt mạng. Không quân Đức từ từ bị Không quân hoàng gia Anh và tàu buôn phóng máy bay đẩy ra ngoài vòng chiến.
 
== Chú thích ==
{{reflist}}
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://victory.mil.ru/war/maps/020.jpg Bản đồ diễn biến các trận hải chiến trên Đại Tây Dương từ tháng 6 năm 1941 đến tháng 10 năm 1942]
* [http://victory.mil.ru/war/maps/037.jpg Bản đồ các hoạt động vận tải quân sự và các trận chiến trên biển Bắc và biển Barents từ tháng 11 năm 1942 đến tháng 12 năm 1943]
{{CTTG2-stub}}
 
{{Chiến tranh thế giới thứ hai}}
 
{{Link FA|he}}
 
[[Thể loại:Chiến tranh thế giới thứ hai]]
{{DEFAULTSORT:Đại Tây Dương, Trận chiến}}
 
{{Link FA|he}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|da}}
 
Dòng 192:
[[it:Battaglia dell'Atlantico (1939-1945)]]
[[he:המערכה באוקיינוס האטלנטי (1939 - 1945)]]
[[hu:Atlanti csata (második világháború)]]
[[nl:Slag om de Atlantische Oceaan]]
[[ja:大西洋の戦い (第二次世界大戦)]]