Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Flavius Aetius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
[[File:Flavius Felix 00.JPG|thumb|Tấm bia khắc tranh bộ đôi về [[quan chấp chính]] [[Flavius Felice]] vào năm [[428]], một trong những đối thủ của Aetius, sau bị Aetius xử tử vào năm [[430]].]]
 
Thửa thiếu niên, ông là đầy tớ hầu hạ trong cung, về sau ghi danh vào phục vụ trong một đơn vị quân đội là ''tribuni praetoriani partis militaris''.<ref>Gregory of Tours, ii.8; Jones, p. 21.</ref> Từ năm [[405]] cho đến năm [[408]], ông bị bắt làm con tin tại triều đình của [[Alaric I]], vua người [[Goth]]. Vào năm 408, Alaric đề nghị phóng thích ông, nhưng Aetius từ chối, rồi ông được chuyển tới làm con tin tại triều đình của [[Rugila]], vua [[người Hung]]. <ref>Gregory of Tours, ii.8; Merobaudes, ''Carmina'', iv, 42-46, and ''Panegyrici'', ii.1-4 and 127-143; Zosimus, v.36.1</ref> Gibbon và một số nhà sử học khác cho rằng Aetius là kết quả của sự giáo dục giữa các dân tộc man khai mạnh mẽ và hiếu chiến như người Hung đã tôi luyện cho ông một sức mạnh hùng dũng và tinh thần thượng võ mà người La Mã đang dần mất đi vào giai đoạn đó. <ref>Edward Gibbon, ''The Decline and Fall of the Roman Empire, Volume I'', Chap. XXXV (Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc., 1952), p. 559.</ref> Thật vậy, dưới trướng của cả Alaric và Rugila, ông đã được học hỏi về việc dụng binh, nhất là về nghệ thuật lãnh đạo [[Kỵ binh]]. <ref name="Ermatinger7576"/>
 
Năm [[423]], [[Hoàng đế Tây La Mã]] là [[Honorius (Hoàng đế)|Honorius]] qua đời. Người có uy quyền lớn nhất là [[Castinus]], đã chọn [[Joannes]], một viên Sĩ quan cấp cao làm người kế vị, dù cho Joannes không thuộc về dòng dõi của [[Vương triều Theodosius]] và ông cũng không nhận được sự công nhận của Triều đình phương Đông. [[Hoàng đế Đông La Mã]] là [[Theodosius II]], cùng đại tướng [[Aspar]] thống lĩnh quân đội tiến hành chinh phạt Triều đình Joannes ở phương Tây, đặt người em họ của ông là Valentinianus III (cháu Honorius) lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã. Aetius được Hoàng đế Joannes bổ nhiệm làm ''[[cura palatii]]'' và được phái đến nhờ sự giúp đỡ của người Hung, tuy nhiên Joannes cùng các Thượng quan trong Triều đình của ông này bị quân đội của Valentinianus III bắt sống và giết chết vào tháng 6 hoặc là tháng 7 năm 425. Một thời gian ngắn sau, Flavius Aetius trở lại cùng với đội quân người Hung và phát hiện ra rằng quyền bính của Đế chế phương Tây đều nằm trong tay vua Valentinianus III và mẹ ông này là [[Galla Placidia]]. Sau khi chiến đấu với đội quân của Aspar do Galla Placidia phái đến nhằm trừ khử ông, nhận thấy đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Aetius quyết định tiến hành thỏa hiệp với Thaí hậu Galla Placidia rằng ông sẽ rút quân người Hung về và phải phong cho ông làm ''comes et magister militum per Gallias'' (Tổng tư lệnh quân đội xứ Gaul). <ref>Cassiodorus, ''Chronica'', s.a. 425; Gregory of Tours, ii.8; Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425; ''Chronica gallica 452'', 100; Jordanes, ''Romana'', 328; Jones, p. 22.</ref>
Dòng 16:
Vào năm [[426]] Flavius Aetius đánh tan tác quân Tây Goth và buộc họ phải từ bỏ cuộc bao vây thành [[Arelate]]. Vào năm 428, ông tỏ ra thành công trong việc chiến đấu chống lại người [[Frank]] và tái chiếm lại hầu hết các tỉnh nằm dọc sông [[Rhine]]. <ref>Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425 and 428; ''Chronica gallica 452'', 102 (s.a. 427); Cassiodorus, ''Chronica'', s.a. 428. Cited in Jones, p. 22.</ref> Tiếp đó vào năm 429, Aetius được phong làm Tổng tư lệnh quân đội ("[[magister militum]]"). Cũng trong năm đó, ông đập tan nát người [[Juthungi]] tại [[Raetia]] và tiêu diệt một nhóm người [[Visigoth|Tây Goth]] ở gần [[Arelate]], bắt sống được thủ lĩnh của họ là [[Anaolsus]]. Vào năm [[431]], ông đánh tan tác người [[Nori]] tại [[Noricum]], quay trở lại xứ [[Gaul]], ông nghênh đón [[Hydatius]], Giám mục xứ [[Aquae Flaviae]], người hay phàn nàn về cuộc tấn công của người [[Suebi]].
 
Vào tháng 5 năm [[430]], Aetius buộc tội quan chấp chính [[Flavius Felix]] vì có âm mưu chống lại ông và xử tử cả nhà Felix để trừ hậu hoạn. Vào năm [[432]], Aetius một lần nữa đánh bại một cuộc tấn công của người [[Frank]], ký kết hòa ước với họ và gửi trả Hydatius đến chỗ người Suebi tại [[Iberia]]. <ref>Prosperus of Tirus, s.a. 429 e 430; John of Antioch, fr. 201; Hydatius, 92, 93 and 94 (s.a. 430), 95 and 96 (s.a. 431), 98 (s.a. 432); ''Chronica gallica 452'', 106 (s.a. 430); Jordanes, ''Getica'', 176; Sidonius Apollinaris, ''Carmina'', vii.233. Cited in Jones, pp. 22-23.</ref>
 
===Tranh giành quyền lực===