170
lần sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động |
(→Địa lý) Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động |
||
[[File:Iss007e10807.jpg|thumb|right|Hoàng hôn trên Thái Bình Dương nhìn từ [[Trạm vũ trụ Quốc tế]] (ISS).]]
Thái Bình Dương ngăn cách [[châu Á]] và [[châu Úc]] với [[châu Mỹ]]. Đại dương này có thể được chia thành hai phần nhỏ hơn là Bắc (Bắc Thái Bình Dương) và Nam (Nam Thái Bình Dương) bởi đường xích đạo. Với diện tích 165,2 triệu km<sup>2</sup> (63,8 triệu dặm<sup>2</sup>), Thái Bình Dương chiếm khoảng một phần ba diện tích bề mặt [[Trái Đất]], lớn hơn con số 150 triệu km<sup>2</sup> (58 triệu dặm<sup>2</sup>) diện tích của toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại.<ref>[http://hypertextbook.com/facts/2001/DanielChen.shtml "Area of Earth's Land Surface"], ''The Physics Factbook''. Retrieved 9 June 2013.</ref>
Thái Bình Dương trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ [[biển Bering]] ở [[vùng Bắc Cực]] đến ranh giới phía bắc của [[Nam Đại Dương]] tại vĩ tuyến 60 °N (các định nghĩa trước đây cho rằng nó trải dài đến [[biển Ross]]). Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của Thái Bình Dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài xấp xỉ 19.800 km (12.300 dặm) từ [[Indonesia]] đến vùng duyên hải [[Colombia]]—con số tương đương chiều dài nửa vòng Trái Đất và gấp hơn năm lần đường kính Mặt Trăng.<ref name="Nuttall2005">{{cite book|last=Nuttall|first=Mark|title=Encyclopedia of the Arctic: A-F|url=https://books.google.com/books?id=LcucDSk4w3YC&pg=PA1461|accessdate=10 June 2013|date=2005|publisher=Routledge|isbn=978-1-57958-436-8|page=1461}}</ref> Thái Bình Dương cũng là nơi tồn tại điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, nó nằm ở độ sâu 10.911 m (35.797 [[ft]]; 5.966 [[fathom]]) trong [[rãnh Mariana]]. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4.280 m (14.040 ft; 2.340 fathom).<ref name="ebc"/>
|
lần sửa đổi