Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Flavius Aetius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹp giữa người La Mã và người Hung không kéo dài được bao lâu, ngay khi Attila muốn công chiếm xứ Gaul, ông ta thừa biết Aetius lúc đó đang là tổng chỉ huy quân đội La Mã xứ Gaul là một chướng ngại vật quan trọng cho sự nghiệp của ông ta, vì thế ông cố gắng loại bỏ nó ngay lập tức. <ref>John of Antioch, fr. 199.2; Jordanes, ''Getica'', 191. Cited in Jones, p.27.</ref> Vào năm [[451]], một đạo quân người Hung đông đảo dưới sự thống lĩnh của Attila, bắt đầu đồng loạt tràn vào tấn công xứ Gaul, họ chiếm được vài thành phố và tiến dần hướng về Orléans (nay thuộc Pháp). <ref>It should be noted that Hunnish armies were never composed entirely of ethnic Huns but contained relative majorities of subject peoples.</ref>
 
Khi người Alan sống trong khu vực này bắt đầu đào ngũ sang phe Attila, Aetius, với sự giúp đỡ từ một [[Nguyên lão Nghị viên]] có thế lực nhất lúc đó là [[Avitus]], đã cử người sang thuyết phục vua xứ Tây Goth là [[Theodoric I]] gia nhập vào liên minh của người La Mã để chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, tiếp đến, ông ngăn chặn thành công [[Sangibanus]], đồng minh của Attila từ việc kết hợp giữa hai đạo quân lại với nhau. Sau đó liênLiên quân La Mã - Tây Goth tiến tới giải vây cho thành phố Orléans, buộc quân Hung phải từ bỏ cuộc bao vây và rút khỏi nơi đây. <ref>Sidonius Apollinaris, vii.328-331, 339-341; John Malalas, 358; Jordanes, ''Getica'', 195; Gregory of Tours, ii.7. Cited in Jones, p.27.</ref>
 
Vào ngày [[20 tháng 9]] năm 451 (một số nguồn tài liệu khác thì ghi là ngày 20 tháng 6 năm 451), <ref>Bury, J.B., 1923, Chapter 9, § 4.</ref> quân đội của Aetius và Theodoric đã chạm trán với đội quân người Hung của Attila và đồng minh trong [[Trận Châlons]]<ref>Prosperus, s.a. 451; ''Chronica Gallica a. 452'', 139 (s.a. 451), 141 (s.a. 452); Cassiodorus, ''Chronica'', 451; ''Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis'', s.a. 451; Hydatius, 150 (a. 451); ''Chronicon Paschale'', s.a. 450; Jordanes, ''Getica'', 197ff; Gregory of Tours, ii.7; Procopius, i.4.24; John Malalas, 359; Theophanes, AM 5943. Cited in Jones, p. 27.</ref>. Để chống nhau với Attila, ông có đến 5 vạn lính đánh thuê người German. Đêm trước trận đại chiến này, đại tướng Flavius Aetius đã tấn công và tiêu diệt được đội hậu binh của Attila.<ref name="Spencer8587"/> Ông không ngừng nhiệt huyết: ông đóng quân ở một dãy đồi dài, hình chữ U gần đại bản doanh của Attila. Cũng như mọi đại tướng La Mã khác từ cổ chí kim, hẳn là ông đã học hỏi được từ chiến thắng của [[Hannibal]] trong [[trận Cannae]] vào năm 216 trước [[Công Nguyên]]. Ông bố trí quân tinh nhuệ nhất của ông - gồm quân Tây Goth của vua Theodoric chỉ huy và quân La Mã do chính ông thống suất ở hai bên. Quân [[Frank]] và quân [[Alan]] được ông bố trí cho ở giữa. Trong trận đánh kịch liệt, Theodoric bị mất mạng nhưng quân của Aetius đã chiến thắng vẻ vang, chọc thủng tuyến của [[người Gepid]] (đồng minh của người Hung<ref name="Spencer8587"/>) và làm chủ trận địa lúc màn đêm buông xuống. Liên quân La Mã - Tây Goth tiêu diệt được rất nhiều kẻ thù.<ref name="Wierr26"/><ref>Stanley Sandler, ''Ground warfare: an international encyclopedia'', Tập 1, trang 169</ref> Khi đại thắng rồi, đại tướng Flavius Aetius cho quân hạ trại nghỉ đêm trên bãi chiến trường. Ban đầu, ông quyết định kết liễu vua Attila.<ref name="Spencer8587">Spencer Tucker, ''Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict'', các trang 85-87.</ref> Tuy có khả năng nhưng ông không tiêu diệt hoàn toàn Attila vì sợ rằng một khi kẻ thù chung là người Hung bị triệt hạ, người Tây Goth sẽ tìm cách xâm chiếm xứ Gaul. Đại thắng hiển hách tại Châlons của Aetius được nhiều người coi là một trong những chiến thắng quyết định nhất trong lịch sử nhân loại, qua đó ông đã cứu vãn nền văn minh La Mã và đức tin Ki-tô giáo thoát khỏi sự tấn công của một man tộc [[châu Á]].<ref>Richard Ernest Dupuy, [[Trevor Nevitt Dupuy]], ''The encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present'', trang 175</ref> Sau đó, ông gợi ý cho người con trai của Theodoric là [[Thorismund]] nhanh chóng tiến về [[Toulouse]] (kinh đô của [[Vương quốc Visigoth|Vương quốc Tây Goth]]) để đảm bảo ngôi vị của mình, cũng vì lý do đó mà có tài liệu nói rằng Aetius đã chiếm giữ hết chiến lợi phẩm cho đạo quân của ông.<ref>''Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis'', s.a. 451; Gregory of Tours, ii.7; Jordanes, ''Getica'', 215ff. Cited in Jones, pp. 27-28.</ref> Đến khi tàn quân Hung - [[Vương quốc Đông Goth|Đông Goth]] rút lui khỏi bãi chiến trường, ông cho quân đuổi theo, và cuộc truy kích kết thúc khi quân địch vượt qua biên giới. Liên minh giữa các chiến binh La Mã của Aetius và các chiến binh rợ kết thúc khi người rợ đều trở về quê hương. <ref name="Wierr26">William Weir, ''Fatal Victories: From the Crusades to Bunker Hill to the Vietnam War: History's Most Tragic Military Triumphs and the High Cost of Victory'', các trang 22-26.</ref>
 
Với chiến thắng vang dội của liên quân Tây La Mã - German do Aetius chỉ huy, người Hung không còn là một mối đe dọa nghiêm trọng của nền văn minh phương Tây<ref name="Spencer8587"/>. Attila quay trở lại vương quốc của ông ta sau khi bại trận tại [[Chalons-sur-Marne]] vào năm [[452]] để tổ chức lễ kết hôn vội vã với mộtHoàng Côngtỷ chúacủa rợValentinianus III nàng [[Honoria]], Aetius nhận thấy không cần thiết phải đề phòng ngăn chặn đường quân Hung đột nhập từ đèo [[Anpơ]] vào Ý, tiếp đến Attila dẫn quân xâm chiếm và tàn phá khắp nước Ý, cướp phá nhiều thành phố và đốt trụi [[Aquileia]] hoàn toàn trong suốt cuộc hành quân mà không gặp một sự chống trả nào. Valentinianus III bỏ chạy từ kinh thành [[Ravenna]] tới thành cũ La Mã, trong khi Aetius vẫn không sợ quân địch, thế nhưng vị kiệt tướng không thể xông pha trận tiền được do ba quân chịu tổn thất quá nặng nề, ông lại quá đơn thương độc mã để có thể lập nên những thắng lợi quân sự hiển hách. Tuy nhiên, theo nhà sử học Edward Gibbon, Aetius không bao giờ thể hiện tài năng kiệt xuất của mình rõ hơn giờ phút này: khi ông bị mọi đồng minh bỏ rơi mà vẫn giữ vững được chiến trường, vẫn tiến hành quấy rối và nán lại được cuộc tiến công của Attila chỉ với một lực lượng ngầm.<ref>Prosperus, s.a. 452.</ref><ref>Edward Gibbon, ''The history of the decline and fall of the Roman empire'', Tập 4 trang 244</ref> Cuối cùng Attila dừng chân tại [[Po]], nơi ông ta gặp một phái đoàn sứ thần bao gồm quan [[Thái thú La Mã]] [[Trigetius]], cựu chấp chính quan [[Gennadius Avienus]] và [[Giáo hoàng Lêô I]] tới để thuyết phục ông ta từ bỏ các hành động quân sự, Attila đồng ý rút quân băng qua núi [[Alps]] quay về. Hai năm sau, Attila chết và đế quốc của ông ta cũng theo đó mà sụp đổ. <ref>Prosperus, s.a. 452.</ref>
 
===Ám sát===