Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liễu Thăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zanyhe (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:47DA:5000:407F:26FC:BB66:9AA6 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Luongsonbac
Thẻ: Lùi tất cả
n Sửa đổi một số từ dùng không đúng
Dòng 16:
 
== Sang Việt Nam lần hai ==
Khi [[Vương Thông (nhà Minh)|Vương Thông]] bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh ở Đông Quan (nay là [[Hà Nội]]), triều đình nhà Minh sai Liễu Thăng làm Tổng binh cùng Bảo Định bá [[Lương Minh]] làm Phó tổng binh, Đô đốc [[Thôi Tụ]] làm Tham tướng, Thượng thư [[Lý Khánh]] làm Tán quân vụ đem 105 vạn quân và 2 vạn ngựa từ [[Quảng Tây]]<ref name=KDCB14>[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm19.html Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XIV]</ref> (Minh sử chép là 7 vạn quân), cùng Kiềm quốc công [[Mộc Thạnh]] đem quân từ [[Vân Nam]] sang cứu viện. Lúc nhận lệnh, Liễu Thăng là Chinh Lỗ Phó tướng quân An Viễn hầu.
 
Quân của Liễu Thăng đi đường từ [[Quảng Tây]] tiến vào [[Lạng Sơn]]. Tướng Lam Sơn là [[Trần Lựu]] giữ cửa Pha Lũy ([[nam Quan|ải Nam Quan]]) vờ không địch nổi Liễu Thăng, rút lui về Ải Lưu. Liễu Thăng đánh tiếp Ải Lưu, Trần Lựu lại không giữ nổi (thực chất là cố ý dụ quân của Liễu Thăng vào sâu trong ải), phải lui về Chi Lăng. Mấy lần đánh đều thắng, lạivà cộng thêm việc [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] lại giả đòvờ sợ Liễu Thăng bằng cách viết thư xin Liễu Thăng hoãn binh để cho [[Trần Cảo (vua)|Trần Cảo]] được lập làm vua, nên Liễu Thăng sinh tự đắc.
 
Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng sai quân đánh Chi Lăng. Trần Lựu ra nghênh chiến rồi giả thua bỏ chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của [[Lê Sát]]. Liễu Thăng khinh địch chỉ dẫn 100 quân kỵ đuổi theo, bị chém đầu mà chết vào ngày 20 tháng Chín.
 
Sách [[Minh thực lục]] ghi lại, ngày 25 tháng 12 năm 1427, Liễu Thăng bị giết ở [[Nam Quan|Trấn Di Quan]] (tức Ải Chi Lăng).<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/entry/398</nowiki>, accessed July 13, 2016.</ref>
 
== Người vàng Liễu Thăng ==
Năm Chính Thống thứ 12 (1447), ông được [[Minh Anh Tông]] truy tặng Dung quốc công, thụy là '''Tương Mẫn''' (襄愍).
 
[[Khởi nghĩa Lam Sơn]] thắng lợi, [[Minh Tuyên Tông|Minh Tuyên tông]] công nhận [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] làm ''An Nam quốc vương'' (tức xem Việt Nam là quốc gia độc lập), nhưng yêu sách nhà Lê mỗi khi sang sứ phải mang theo "người vàng Liễu Thăng" (tượng hình ngườiLiễu Thăng đúc bằng vàng) để đền mạng cho Liễu Thăng, kèm theo sản vật địa phương. Để giữ yên bờ cõi, chấm dứt chiến tranh, [[Lê Thái Tổ]] chấp nhận việc cống người vàng đó.
 
Năm Tuyên Đức thứ 4 (1429), [[Minh sử]] (明 史) lại ghi nhận việc Lê Lợi “tiến cống phương vật và người vàng thế thân”. Đến năm 1433, Lê Lợi mất, con là Lê Lân (tức [[Lê Thái Tông]]) lên ngôi, nhà Minh sai sứ là Từ Kì sang điếu tang đồng thời vặn hỏi về việc “thuế cống không như ngạch [đã định]” và “quân sĩ đánh phương Nam chưa về hết”. Nghe lời của Từ Kì “khuyên bảo chuyện hoạ phúc”, vua Lê Thái Tông lại sai sứ sang dâng cống người vàng và phương vật vào năm 1434. Từ đó tới hơn 100 năm sau, đến hết thời [[Lê sơ]], sử liệu Trung Hoa không ghi nhận thêm đợt cống người vàng nào nữa.