Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
xóa đoạn mạo nguồn
Dòng 438:
[[File:October Revolution celebration 1983.png|thumb|270px|Xe tăng chủ lực [[T-72]] của quân đội Liên Xô trong Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga vào năm 1983]]
 
Trong cuốn sách ''The Politics of Bad Faith'', tác giả [[David Horowitz]] đã đưa ra những thống kê cho thấy rằng tiêu chuẩn sống của người dân Liên Xô trong những năm 1980 ngày càng sụt giảm. Tình trạng thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng, nhiều nơi ở Liên Xô người dân đã phải đối mặt với tình trạng không có giấy vệ sinh để sử dụng (mặc dù Liên Xô có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới). Cũng theo Horowitz, 1/3 số hộ gia đình ở Liên Xô không có hệ thống cấp nước, 2/3 số hộ gia đình không có hệ thống cấp nước nóng tự động. Người da đen sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi sở hữu số lượng xe hơi bình quân đầu người lớn hơn so với công dân sống ở Liên Xô. Hệ thống y tế từng là niềm tự hào của Liên Xô cũng đối mặt với nhiều khó khăn: 1/3 các bệnh viện ở Liên Xô thời kỳ này không có hệ thống cấp nước tự động, trong khi 70% lượng thuốc men phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc hối lộ các bác sĩ, y tá để có được sự chăm sóc y tế tốt và cả những tiện nghi cơ bản nhất như chăn ở các bệnh viện của Liên Xô đã trở nên phổ biến <ref>Horowitz, David (2000). ''The Politics of Bad Faith'' trang 99. Touchstone Books. ISBN 0-684-85023-0.</ref>. Tuổi thọ trung bình của người dân Liên Xô bị tụt sau các nước phát triển, vào năm 1984 tuổi thọ trung bình ở Liên Xô dao động trong khoảng 67,2 tới 70,4 (tùy theo các nước cộng hòa thành viên), kém hơn các nước phương Tây phát triển như Mỹ (74,5), Anh (74,8), Pháp (75) và Đức (73,8)<ref>[https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.LE00.IN?end=1984&start=1984&year_low_desc=false Life expectancy at birth, total (years)] ''The World Bank''</ref>. Tình trạng thiếu hụt nhà ở tại Liên Xô cũng bắt đầu diễn ra ngày một trầm trọng, hàng ngàn người vô gia cư ở thủ đô Moscow đã phải sống trong những căn lều dựng tạm hoặc những trạm xe điện {{sfn|Service|2009|p=418}}.
 
Tình trạng thiếu hụt diễn ra không phải vì quy mô sản xuất của Liên Xô thấp, mà bởi tính cứng nhắc của kinh tế kế hoạch tập trung. Việc kinh tế tăng trưởng nhanh trong suốt 25 năm (1950-1975) khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân Liên Xô tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng, khiến các kế hoạch kinh tế tập trung không thể tính toán được hết nhu cầu của thị trường dân dụng. Ví dụ, năm 1979, công nghiệp xe hơi Liên Xô đã đạt mức sản lượng 1,32 triệu xe ô-tô và 776.000 xe tải mỗi năm, quy mô đứng thứ 5 thế giới<ref name="USSR 1979. page 223">Production of passenger cars in the USSR, 1960-1979. Data source: Geography of the Soviet Union, page 223</ref>, nhưng theo kế hoạch định trước, phần lớn số xe được dùng để phục vụ sản xuất, vận tải công cộng hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, số xe bán ra thị trường dân dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, nguồn cung ô-tô dân dụng bị thiếu, dù sản lượng chế tạo ô-tô của Liên Xô lớn tới mức đủ để xuất khẩu được hơn 400.000 xe mỗi năm<ref name="USSR 1979. page 223"/> Tỷ lệ người sở hữu ô-tô riêng ở Liên Xô năm 1985 là 45 xe/1.000 dân, thấp hơn so với mức của các quốc gia phát triển trong cùng thời kỳ đó<ref>[https://jalopnik.com/what-it-was-like-to-buy-and-own-a-car-in-the-ussr-1783136956 What It Was Like To Buy And Own A Car In The USSR], Gabrielius Blažys, 7/22/16, Jalopnik</ref>.