Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc Hoàng Thượng đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
Việc thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế rất phổ biến trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Các chùa miền Bắc [[Việt Nam]] từ lâu đã phối thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và các vị thần khác như Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích… Đây là dấu ấn của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo cùng một nguồn mà ra). Hàng năm, vào ngày sinh Ngọc Hoàng là mùng 9 tháng Giêng, thường được chọn là ngày làm lễ ''cúng vía Trời'' hay ''lễ tế Trời'' để tôn vinh Ngọc Hoàng thượng đế.
 
Trong [[tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam|đạo Mẫu]] của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều [[thần nữ|tiên nữ]] hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.<ref>{{Chú thích web|url=http://mantico.hatvan.vn/dan-gian-viet-nam/cac-vi-than-trong-dao-mau.html|title=Các vị thần trong đạo mẫu}}</ref> Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, nên Ngọc Hoàng thượng đế thường có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.
 
Truyện dân gian Việt Nam kể con cóc lên cầu Ngọc Hoàng làm mưa. Ngọc Hoàng nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian.