Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 139:
Năm [[602]], Tùy Văn Đế sai [[Lưu Phương]] dẫn 27 vạn quân đánh nước [[Vạn Xuân]]<ref>Tương ứng với miền [[Bắc Bộ]] và [[Bắc Trung bộ]] của [[Việt Nam]] và một phần phía nam [[Quảng Đông]], [[Quảng Tây]] của [[Trung Quốc]] ngày nay</ref><ref>Anh Thư Hà, Hồng Đức Trần ''A Brief Chronology of Vietnam's History'' 2000 Page 22</ref><ref>''[[Bắc sử]]'', [[:zh:s:北史/卷073|quyển 73]]</ref>. Vua của Vạn Xuân là [[Lý Phật Tử]] đầu hàng [[nhà Tùy]], bắt đầu Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba của [[Việt Nam]]<ref>[[Việt Nam sử lược]], [[:s:Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương IV|chương IV: nhà Tiền Lý]]</ref>.
 
=== Diệt Lương Trần thống nhất Trung Quốc ===
{{Bài chính|Trận chiến Tùy diệt Trần}}
[[File:隋滅陳形勢圖.png|320px|right|thumb|Lược đồ các cánh quân Tùy đánh Trần]]
 
Năm [[581]], Tùy Văn Đế chuẩn bị đem quân đánh Trần, tuy nhiên sau khi nghe tin quốcvua quân củanước Trần là [[Trần Húc]] bị bệnh chết, ông hạ lệnh triệt quân vì cho rằng không nên nhân nước địch vừa mất vua mà đánh chiếm<ref>''[[Trần thư]]'', [[:zh:s:陳書/卷5|quyển 5]]</ref><ref name="TTTG175">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷175|quyển 175]]</ref>. Năm [[582]], cho rằng kinh đô Trường An quá nhỏ bé, Văn Đế cho xây dựng cung điện mới ở một đô thị gần đó, ông đặt tên là Đại Hưng, và từ mùa xuân năm [[583]] ông dời sang Đại Hưng. Từ thời điểm này trở đi, Đại Hưng và Trường An là hai cái tên có thể hoán đổi cho nhau, và đến thời nhà Đường, kinh đô mới này chính thức cũng có tên là Trường An.
 
Cũng năm [[582]], Văn Đế vì tưởng thưởng cho nước chư hầu [[Tây Lương]] vì đã không ủng hộ Uất Trì Huýnh khởi binh năm trước, nên triệt thoái quân Tùy đóng ở Giang Lăng về, cho phép Tây Lương trở thành một nước bán độc lập. Ông cũng hỏi cưới con gái của [[Tây Lương Minh Đế]] là [[Dạng Mẫn hoàng hậu|Tiêu thị]] làm vợ của người con trai thứ của ông, Tấn vương [[Dương Quảng]]<ref name="TTTG175" />. Tuy nhiên sau khi Minh Đế qua đời năm [[585]], và con là [[Tiêu Thống]] lên kế ngôi thì Tùy Văn Đế lại đưa quân trở lại Tây Lương và khiến cho ngôi hoàng đế Tây Lương lần nữa trở thành hư vị.)