Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 65:
[[Dương Trung (Tùy Thái Tổ)|Phổ Lục Như Trung]]<ref name=Tuythu /> lúc sinh thời làm bộ thuộc cho tướng [[Bắc Ngụy]] [[Vũ Văn Thái]]. Năm [[534 TCN]], [[Bắc Ngụy]] phân liệt thành [[Đông Ngụy]] và [[Tây Ngụy]], và hoàng đế Tây Ngụy nương nhờ đến chỗ Vũ Văn Thái, từ đó Thái trở thành lãnh đạo trên thực tế của Tây Ngụy. Mẹ của Phổ Lục Như Kiên là Lã phu nhân, có tên là Cổ Đào, đã sinh ra Kiên tại một ngôi chùa ở Phùng Dực<ref>馮翊, nay thuộc [[Vị Nam]], [[Thiểm Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>. Một ni cô trong chùa đã ấn tướng với tướng mạo của ông khi mới chào đời, và nhận nuôi ông trong những năm còn ẵm ngửa<ref name=Tuythu />. Phổ Lục Như Kiên khi đến tuổi thiếu niên được theo học tại trường dành cho con cháu của quý tộc và quan lại cấp cao.<ref name=wr79-57>{{Harvnb|Wright|1979|loc=57}}.</ref> Năm lên 14, ông được bổ nhiệm một chức tướng cấp thấp trong quân đội của [[Vũ Văn Thái]].<ref name=wr79-57/>
 
Năm [[555]], do phụ thân [[Dương Trung|Phổ Lục Như Trung]] lập được chiến công, Phổ Lục Như Kiên cũng được ân phong, thăng chức, và nhận tước phong [[Thành Kỷ huyện công]]. Năm [[557]], [[Độc Cô Tín]], một tướng khác của Vũ Văn Thái có chức quan còn cao hơn Phổ Lục Như Trung, do ấn tượng với Phổ Lục Như Kiên nên đã đem cô con gái thứ 7 là [[Độc Cô Già La]] gả cho ông. Khi đó Kiên 17 tuổi, còn Độc Cô thì 14. Phổ Lục Như Kiên từng thề với Độc Cô rằng cả đời ông sẽ không lấy thêm người nào khác<ref name="SB36">''[[Tùy thư]]'', [[:zh:s:隋書/卷36|quyển 36]]</ref>. Cũng trong thời gian đó, gia tộc Vũ Văn đã đoạt lấy ngai vàng [[Tây Ngụy]] và trở thành triều [[Bắc Chu]]<ref>[[Bắc sử]], [[:zh:s:北史/卷009|quyển 9]]</ref>. [[Bắc Chu Minh Đế]] Vũ Văn Dục (con trưởng [[Vũ Văn Thái]]) lên ngôi cuối năm đó, thăng cho Dương Kiên làm Phiêu kỵ tướng quân, thêm Khai phủ, tước Đại Hưng quận công. Khi mẫu thân Lã thị bị bệnh, ông ở bên cạnh hầu hạ không rời, cứ thế suốt ba năm, người đời xưng là người con có hiếu. Đến đời em của Minh Đế là [[Bắc Chu Vũ Đế|Vũ Đế Vũ Văn Ung]], Phổ Lục Như Kiên ngày càng được thăng chức và có uy tín ngày càng cao trong quân đội, dần nắm giữ các chức Thứ sử Tùy châu, tiến vị Đại tướng quân<ref name=Tuythu />. Năm [[568]], phụ thân [[Phổ Lục Như Trung]] bị bệnh qua đời, thụy là Hoàn. Phổ Lục Như Kiên lên nối tước vị của ông ta, là Tùy quốc công<ref name=Tuythu />. Năm [[573]], [[Bắc Chu Vũ Đế]] cưới trưởng nữ của ông, [[Dương Lệ Hoa|Phổ Lục Như Lệ Hoa]] cho trưởng tử của mình là [[Bắc Chu Tuyên Đế|Thái tử Vũ Văn Vân]], lập Lệ Hoa làm Thái tử phi. Từ đó thế lực của họ Phổ Lục Như trong triều tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cũng có người nhận thấy Phổ Lục Như Kiên có vẻ khác thường hoặc là che giấu âm mưu phản chủ không an phận. Ngũ đệ của Vũ Đế, Tề vương [[Vũ Văn Hiến]] cùng tướng [[Vương Quỹ]] nhiều lần khuyên Hoàng đế loại trừ Dương Kiên, nhưng Vũ Đế trước sau không đồng ý. Vì lẽ đó, Phổ Lục Như Kiên tìm cách che giấu tài năng của mình để tránh họa. Nhưng cho đến năm [[575]] Vũ Đế lại bổ nhiệm ông làm tướng soái dẫn đại quân công đánh [[Bắc Tề]]. Phổ Lục Như Kiên tham chiến từ năm [[576]] - [[577]] và kết quả của những chiến dịch đó, Bắc Chu đã tiêu diệt và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ [[Bắc Tề]]. Sau đó ông được tiến vị là Trụ quốc<ref name=Tuythu />.
 
Năm [[578]], Bắc Chu Vũ Đế chết, Vũ Văn Vân nối ngôi, là [[Bắc Chu Tuyên Đế]]<ref>''[[Chu thư]]'', [[:zh:s:周書/卷06|quyển 6]]</ref>. Tuyên Đế là một vị hoàng đế có tính khí thất thường, và mang trong mình mối nghi ngờ sâu sắc đối với Phổ Lục Như Kiên, dù đã tấn phong cho con gái của ông làm Hoàng hậu và bổ nhiệm ông làm Thượng trụ quốc và Đại Tư mã. Hoàng đế sớm sa vào vui chơi hưởng lạc, lập thêm 4 người cơ thiếp làm Hoàng hậu<ref name="CT9">[[Chu thư]], [[:zh:s:周書/卷09|quyển 9]]</ref>, và thay đổi hết các chính sách của Vũ Đế. Phổ Lục Như Kiên thấy vậy nhiều lần khuyên can, nhưng Hoàng đế không theo<ref name=Tuythu />.
 
Năm [[579]], Tuyên Đế nhường ngôi cho con trai mới lên 5 là [[Vũ Văn Xiển]], do một phi thiếp là [[Chu Mãn Nguyệt]] sinh ra, tức là [[Bắc Chu Tĩnh Đế]], Tuyên Đế lên làm [[Thái thượng hoàng]], xưng hiệu '''Thiên nguyên Hoàng đế''', nhưng vẫn nắm quyền trên thực tế. Có một dịp, Thiên nguyên Hoàng đế nghi ngờ các việc làm của DươngPhổ Lục Như Kiên đến nỗi nói trước mặt Thiên nguyên Hoàng hậu [[Dương Lệ Hoa|Phổ Lục Như Lệ Hoa]]: ''Ta tất sẽ diệt tộc cả nhà ngươi''. Sau đó triệu tập Phổ Lục Như Kiên đến cung điện, và ra lệnh cho giáp sĩ hễ mà thấy Kiên có biểu biện nào lo lắng bất thường thì xông ra giết ngay, nhưng Phổ Lục Như Kiên trước sau mặt không biến sắc, vì thế tránh được cái chết. Trong một dịp khác, Phổ Lục Như hoàng hậu có việc làm mất lòng Tuyên Đế, và Tuyên Đế buộc thị phải tự sát. Khi Độc Cô phu nhân nghe được, liền đến cung cầu xin cho con gái, và Tuyên Đế đã bỏ qua Dươngcho thịhoàng hậu<ref name="CT9" /><ref name="TTTG174">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷174|quyển 174]]</ref>.
 
== Nhiếp chính nhà Chu ==