Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Actium”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
Chiến thắng của Octavius cho phép ông củng cố quyền lực trên toàn Đế chế La Mã và các thuộc địa, đưa đến việc viện Nguyên lão phải tôn ông là [[Princeps]] ("công dân thứ nhất") và danh hiệu [[Augustus]]. Từ đây, ông có mọi quyền hành để ngăn cản sự hồi phục của Cộng hòa La Mã. Nhiều sử gia cho rằng sự củng cố quyền lực và nhận tước hiệu Augustus của Octavius sau chiến thắng trận Actium đánh dấu kết thúc của thời [[Cộng hòa La Mã]] và bắt đầu thời kỳ [[Đế chế La Mã]]<ref>Paul K. Davis, 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present: The World’s Major Battles and How They Shaped History (Oxford: Oxford University Press, 1999), 63.</ref> (nhưng một số sử gia khác cho rằng sự kết thúc của thời Cộng hòa La Mã là việc Julius Caesar bị ám sát).
 
== TiềnBối đềcảnh ==
Thỏa thuận chính trị [[Tam đầu chế lần thứ 2]] bị phá vỡ khi Octavius cảm nhận được mối hiểm họa từ [[Caesarion]], người con trai ruột của nữ hoàng Ai Cập [[Cleopatra]] và [[Julius Caesar]]. Vào năm 44 TCN, theo di chúc, Octavius trở thành người thừa kế hợp pháp duy nhất của Julius Caesar, một nhà lãnh đạo La Mã vĩ đại. Nguồn gốc quyền lực, sự trung thành của các quân đoàn và tướng lĩnh đối với Octavius có được phần lớn nhờ vị trí này. Tuy nhiên, lợi thế này bị đe dọa khi Antonius, người cùng hợp tác chính trong tam đầu chế, li dị với chị ông là bà [[Octavia Minor]] và đến Ai Cập để liên minh với người yêu là nữ hoàng Cleopatra. Bước tiếp theo trong chiến lược của Antonius là cố gắng để Caesarion được chấp nhận là người thừa kế hợp pháp của [[Julius Caesar]]. Thật vậy, vào năm 34 TCN, Caesarion lúc đó 13 tuổi chính thức được Antonius và Cleopatra trao quyền lực dưới danh hiệu "Vua của các Vua".