Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lan và Điệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 118.71.158.100 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{DISPLAYTITLE:''Lan và Điệp''}}
{{chú thích trong bài}}
'''Chuyện tình Lan và Điệp''' là câu chuyện tình [[hư cấu]] nổi tiếng ở [[Việt Nam]] trong nhiều [[Thập niên|thập kỷ]]. Câu chuyện tình này được nhiều người ví như câu chuyện tình ''[[Romeo và Juliet]]'' hay [[Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài|''Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài'']] phiên bản [[Việt Nam]].
Hàng 10 ⟶ 11:
Năm [[1936]], soạn giả [[Trần Hữu Trang]] đã viết chuyển thể từ nguyên tác thành kịch bản cho vở cải lương '''"''Lan và Điệp''"'''. Một số nghệ sĩ thành danh với vở kịch bản này như nghệ sĩ [[Năm Phỉ]]. Đặc biệt, năm [[1954]], khi nghệ sĩ Năm Phỉ đã 47 tuổi, nhưng bà vẫn vào vai cô Lan 18 tuổi rất thành công. Sau nghệ sĩ Năm Phỉ, có nghệ sĩ [[Thanh Nga]] cũng được đánh giá rất cao cho vai diễn Lan.
 
Năm [[1948]], hãng đĩa nhạc ASIA đã cho thu âm vở cải lương này vào 4 đĩa nhựa với tựa đề '''"Hoa rơi cửa Phật"''', với sự tham gia của các danh ca [[Tư Sạng]] (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (Tiểu Huệ Thông). Đĩa nhạc nhanh chóng phổ biến, lan đến [[Campuchia]][[Lào]], đến mức người ta quên mất tên nguyên tác, mà chỉ còn nhớ '''Chuyện tình Lan và Điệp'''.
 
Năm 1970, khi phong trào kịch nói lớn mạnh, ban kịch Kim Cương đã trình diễn vở kịch nói '''"Lan và Điệp"''', do chính nghệ sĩ [[Kim Cương (nghệ sĩ)|Kim Cương]] thủ vai Lan. Vở kịch này cũng thu hút được sự chú ý của khán giả không kém cải lương và nhanh chóng được phát trên truyền hình lúc đó.
 
Cùng thời điểm này, kịch bản cải lương ''"Chuyện tình Lan và Điệp"'' của tác giả [[Loan Thảo]] với sự trợ giúp của soạn giả Thế Châu đã được thu thanh và trở thành bản ghi âm chuẩn mực nhất cho vở tuồng này tính đến hiện tại. Tham gia vở diễn là các giọng ca nổi tiếng như [[Chí Tâm]] (Điệp), [[Thanh Kim Huệ]] (Lan), [[Tú Trinh]] (Thúy Liễu), [[Hữu Phước]] (ông Tú - ba của Lan),...
 
70 năm sau, năm [[2006]], một lần nữa kịch bản của soạn giả [[Loan Thảo]] được tái dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Nhất (Điệp), Hà My (Lan), Chấn Cường (Xuân), Bình Mập (sếp Sạc), Uyên Thảo (Thúy Liễu). Cùng thời điểm này, [[Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang|sân khấu Trần Hữu Trang]] cũng mang đến khán giả bản dựng lại của kịch bản này với Nghệ sĩ ưu túNSƯt Tấn Giao (Điệp) và Ngân Quỳnh (Lan).
 
Năm [[2008]], ca sĩ [[Minh Thuận]] gây tiếng vang lớn với vở ca vũ cải lương "Lan và Điệp". Điểm đặc biệt là các vai diễn đều do các ca sĩ [[Tân nhạc Việt Nam|tân nhạc]] hát [[cải lương]] gồm [[Minh Thuận]], [[Đàm Vĩnh Hưng]] (Điệp), [[Cẩm Ly]], [[Phương Thanh]], [[Hồng Ngọc]], [[Thanh Thảo]] (Lan), [[Thu Minh]] (Thúy Liễu), Hữu Bình (ông Tú), Trung Dân & Cát Phượng (ông bà Phủ), Vũ Hà (bếp Sạc), Quốc Đại (chú tiểu).
 
==Âm nhạc==
Ngay từ đầu [[thập niên 1940]], soạn giả [[Viễn Châu]] đã viết bài [[vọng cổ]] cho vở cải lương. Đến lúc Hãng đĩa ASIA thu đĩa, thì phần vọng cổ của ông cũng được lấy tên là '''"Hoa rơi cửa Phật"''', được thu âm tại Hãng đĩa Hồng Hoa. Nghệ sĩ [[Mộng Tuyền]] cũng từng được đánh giá rất thành công với bài hát này. Một danh ca khác là [[Út Bạch Lan]] cũng nổi tiếng với bài vọng cổ này.
 
Năm 1965, các nhạc sĩ [[Lê Dinh]], [[Minh Kỳ]] và [[Anh Bằng]] cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc '''"Chuyện tình Lan và Điệp"''', ký tên là ''Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh''. Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, Chuyện tình Lan - Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]].
[[Tập tin:Lan & Diep 2.jpg|nhỏ|Bìa [[Bài hát|ca khúc]] ''Chuyện tình Lan & Điệp''.|thế=]]
 
Không lâu sau, soạn giả [[Viễn Châu]] đã thử nghiệm viết thể loại [[Tân cổ giao duyên]]. "Chuyện tình Lan và Điệp" tân cổ giao duyên trở nên một trong những bài hát đầu tiên và thành công nhất của ông trong thể loại này. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài này, trong đó có cả giọng ca chuông ngân [[Lệ Thủy (nghệ sĩ)|Lệ Thủy]].
 
==Phim ảnh==
Năm [[1972]], hãng phim Dạ Lý Hương khởi quay bộ phim đen trắng 35mmm '''"Tình Lan và Điệp"''', dài 1 giờ 30 phút. Bộ phim do [[Lê Dân]] làm đạo diễn, với các diễn viên: [[Thanh Nga]] (Lan), Thanh Tú (Điệp), [[Bạch Tuyết (nghệ sĩ cải lương)|Bạch Tuyết]] (Thúy Liễu), [[Ba Vân]] (Quan Án), [[Ngọc Giàu]] (Bà Án), [[Năm Châu]] (Ông Tú), Kim Cúc (Bà Tú). Bộ phim có doanh thu cao nhờ ảnh hưởng từ các thể loại trước đó.
 
Tuy nhiên, sau [[1975]], số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và bị cấm trong mọi thể loại trong thời gian dài. Mãi đến cuối [[thập niên 1980]], cùng với sự xuất hiện của sách in, [[cải lương]][[kịch nói]], bộ phim màu '''"Lan và Điệp"''' lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990, do [[Trần Vũ]] và Nguyễn Hữu Luyện làm đạo diễn, với các diễn viên [[Như Quỳnh (diễn viên)|Như Quỳnh]] (vai Lan), Trần Thạch (vai Điệp), [[Hoàng Yến (diễn viên)|Hoàng Yến]] (vai mẹ Điệp), [[Nguyễn Thị Thu An|Thu An]] (vai bà bõ).
 
==Thành tựu==
Hàng 45 ⟶ 46:
[[Thể loại:Âm nhạc Việt Nam]]
[[Thể loại:Bài hát tiếng Việt]]
{{DEFAULTSORT:''Lan và Điệp''}}