Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 75:
== Nhiếp chính nhà Chu ==
 
Mùa hạ năm [[580]], Thiên nguyên hoàng đế chuẩn bị tấn công [[nhà Trần (Trung Quốc)|Trần quốc]], theo lời đề nghị của [[Trịnh Dịch]] là bạn thân của Phổ Lục Như Kiên, bổ nhiệm ông làm Tổng quản [[Dương Châu (Trung Quốc cổ)|Dương châu)]]<ref>揚州, tương ứng với vùng [[Lục An]], [[An Huy]] của ngày hôm nay</ref> giáp với nước Trần. Tuy nhiên trước khi đại quân khởi hành, thì Thiên nguyên bị bệnh nặng, triệu hai quan cận thần [[Lưu Phưởng]] và [[Nhan Chi Nghi]] vào cung, mà hai người này đều đứng về phe Phổ Lục Như Kiên. Khi hai người vào thì Thiên nguyên đã hết hơi không còn nói được, vì thế họ bàn với bọn [[Trịnh Dịch]], [[Liễu Cừu]], [[Hoàng Phủ Tích]], ... rằng Phổ Lục Như Kiên là phụ thân của hoàng hậu, nên nắm quyền nhiếp chính cho ấu đế sau khi Thiên nguyên qua đời, rồi viết chiếu triệu ông vào cung. Đầu tiên, Phổ Lục Như Kiên đã từ chối do lo sợ rằng đây là một cái bẫy, song cuối cùng đã vào cung. Cùng ngày hôm đó Thiên nguyên qua đời, bọn Phổ Lục Như Kiên giấu không phát tang. Phưởng và Trịnh Dịch giả chiếu bổ Phổ Lục Như Kiên làm Tổng tri binh mã trong ngoài. Các quan đều phải răm rắp nghe theo, chỉ có Nhan Chi Nghi ủng hộ chú của Thiên nguyên là Triệu vương [[Vũ Văn Chiêu]] chấp chính, nhưng không làm gì nổi<ref name="TTTG174" /><ref>[[Bắc sử]], [[:zh:s:北史/卷010|quyển 10]]</ref><ref name="TTTG174">''[[Tư trị thông giám]]'', quyển 174</ref>. Phổ Lục Như Kiên làm nhiếp chính, lo sợ các vương gia ở ngoài sanh biến, bèn lấy cớ gả công chúa Thiên Kim cho [[Đột Quyết]], triệu năm vị hoàng thúc tổ Triệu, Trần, Việt, Đại, Đằng vào triều '''thương nghị'''<ref name="TT269">Thương Thánh, sách đã dẫn, trang 269</ref>. Lại tự ý chế ra phù tỉ, [[Nhan Chi Nghi]] tỏ ra bất bình, Kiên giận định giết chết, nhưng rồi nể tình ông ta là người được dân chúng nể trọng, nên chỉ đày ra biên cương<ref name="TTTG174" /><ref>''[[Chu thư]]'', [[:zh:s:周書/卷41|quyển 41]]</ref>. Sau đó ông tự phong mình làm Tả Đại thừa tướng, cho người trong tông thất là Hán vương Tán làm Thượng Trụ quốc, Hữu Thừa tướng, nhưng chỉ là hư danh.
 
Để mua chuộc lòng người, củng cố và phát triển địa vị bản thân, Phổ Lục Như Kiên đã cải cách các luật lệ quá hà khắc của thời Bắc Chu Tuyên Đế, pháp lệnh rõ ràng, rất tiết kiệm, nên rất được lòng các quan trong triều và nhân dân. Vì lo sợ tướng [[Uất Trì Quýnh]] cầm quân ở Tương châu<ref>相州, nay là [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref> chống lại mình, cũng triệu Quýnh về kinh. Tuy nhiên, Uất Trì Huýnh cho rằng Phổ Lục Như Kiên có ý tiếm ngôi, vì thế khởi binh với danh nghĩa diệt trừ quyền thần. Quýnh được sự ủng hộ của nhiều tướng lĩnh cao cấp như [[Tư Mã Tiêu Nan]] Huân châu<ref>勛州, nay thuộc [[Hiếu Cảm]], [[Hồ Bắc]]</ref> và [[Vương Khiêm]] ở Ích châu<ref>Nay là [[Thành Đô]], [[Tứ Xuyên]], [[Trung Quốc]]</ref>. Tuy nhiên do Quýnh đã già yếu, không có mưu lược, nên quân đội triều đình do [[Vi Hiếu Khoan]] dẫn đầu nhanh chóng đánh dẹp cuộc khởi nghĩa chỉ sau 68 ngày, và Quýnh bị buộc phải tự sát. Vương Khiêm bị đánh bại, và Tư Mã Tiêu Nan trốn sang Trần quốc<ref name="TT269" />. Để ngăn chặn quân ở Nghiệp Thành, nơi đóng quân trước kia của Uất Trì và cũng là đô cũ của [[Bắc Tề]], lại nổi dậy, Phổ Lục Như Kiên cho phá hủy thành này. Sau đó, Dương Kiên bãi bỏ Hữu thừa tướng và tự phong mình làm Đại thừa tướng duy nhất, lại bỏ đi họ Tiên Ti Phổ Lục Như, trở về họ ban đầu là Dương.