Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tông Nhân phủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
 
==Tại Việt Nam==
Ở [[Việt Nam]], Tông Nhân phủ bắt đầu có từ thời [[nhà Trần]] do mô phỏng theo chế độ nhà Minh, tên gọi là ['''Tông Chính phủ'''], sau cải tên thành ['''Đại Tông Chính phủ'''], giữ việc soạn gia phả hoàng tộc. Chức đứng đầu gọi là [Đại Tông Chính], đều do Thân vương đảm nhận, như thời [[Trần Thánh Tông]] có Nhân Túc vương giữ chức [Nhập nội phán Đại tông chính], chức vụ rất quan trọng. Thời [[Trần Thuận Tông]], bổ nhiệm [[Hành khiển]] keim6kiêm chức này, do vậy [Đại Tông Chính] chỉ còn là hư hàm. Thời [[Lê sơ]] mới vào thì bãi bỏ.
 
Từ thời [[Lê trung hưng]], cơ quan này được gọi là [Tông Nhân phủ] theo quy chế nhà Trần, trực tiếp điều hành là [Tông Nhân lệnh] - một người trong hoàng tộc có cấp bậc cao được Hoàng đế bổ nhiệm. Dưới có [Tả Tông chính] cùng [Hữu Tông chính], rồi [Kiểm hiệu], phẩm trật đều từ Chính tam phẩm trở xuống. Chức [Tông Nhân lệnh] bao giờ cũng dùng người trong hoàng tộc, có trách nhiệm thường xuyên xét tài năng cùng phẩm hạnh của người trong hoàng tộc, sau đó đưa cho [[bộ Lại]] chỉ định dùng hay không. Cơ quan này cũng giải quyết các vấn đề kiện tụng trong hoàng thất.