Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nymph”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “thumb|right|300px|Một bức họa vào thế kỷ thứ 4 vẽ [[Hylas và các tiên nữ trang trí cho Đại Giáo đường [[…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:35, ngày 1 tháng 8 năm 2011

Tiên nữ trong Thần thoại Hy Lạp là một nữ thần nhỏ thường gắn liền với một địa danh cụ thể hay vùng đất nào đó. Khác với các vị thần, tiên nữ thườg được xem như những sinh vật siêu nhiên sống và mang lại sinh khí cho những hiện tượng tự nhiên và thường được khắc họa với hình ảnh của những thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ, yêu thích ca hát nhảy múa. Chính sự tự do luyến ái của họ đã làm họ khác biệt với những người vợ, những cô con gái vốn bị ràng buộc theo khuôn phép chặt chẽ của các thành bang. Các tiên nữ sống trên các cùng núi cao hay những khu rừng nhỏ, trong các con sông và dòng suối. Cũng có khi họ sống trong cây cối hay các thung lũng và những hang động. Dù các tiên nữ chẳng bao giờ chết vì tuổi già hay bệnh tật, thậm chí nếu giao hợp với một vị thần, họ còn có thể sinh ra những đứa con bất tử nhưng chính bản thân họ lại không cần bất tử. Họ có thể chết bằng rất nhiều cách và lý do khác nhau.

Một bức họa vào thế kỷ thứ 4 vẽ Hylas và các tiên nữ trang trí cho Đại Giáo đường Junius Bassus

Một số tiên nữ khác luôn ở dưới hình thức của những cô gái trẻ lại là tùy tùng của các vị nam thần như là Dionysus, Hermes, hay Pan, thậm chí là nữ thần, thường là nữ thần săn bắn Artemis.[1] Các tiên nữ thường là mục tiêu theo đuổi của các thần rừng. Họ cũng thường gắn liền với các vị thần quyền phép hơn như thần săn bắn Artemis, thần tiên tri Apollo, thần hội hè và vị thần ruợu vang Dionysus, và những vị thần khác như Pan và Hermes.

Những cuộc hôn nhân mang tính biểu tượng giữa một tiên nữ và một vị trưởng tộc, thường là eponym của một dân tộc, là một chủ đế được nhắc lại rất nhiều lần trong những truyền thuyết Hy Lạp. Sự kết hợp này thường mang đến quyền lực cho các vị vua và huyết thống của ông.

Từ nguyên

Tiên nữ là hiện thân của những hoạt động sáng tạo và nuôi dưỡng của tự nhiên, thường gắn với những dòng suối mang đến sự sống như Walter Burkert (Burkert 1985:III.3.3) đã viết "Ý tưởng những dòng sông là những vị thần và các con suối sinh ra những tiên nữ không chỉ có nguồn gốc sâu xa từ các bài thơ mà thật ra chính là từ tín ngưỡng và nghi lễ; việc thờ phụng những nữ thần này bị giới hạn chỉ vì người ta không thể nào phân biệt rõ ràng được họ với một vị thần nào đó ở địa phương".

Từ νύμφη trong Hy Lạp có nghĩa là "cô dâu" hay "che mạng" do đó gắn liền với một người phụ nữ trẻ có thể tiến tới hôn nhân. Ngòai ra cũng có một liên hệ khác (tương tự với từ nubere trong tiếng LatinKnospe trong thuộc về Đức) với ý tưởng "nhú lên" (according to Hesychius, một trong những ý nghĩa của νύμφη là "nụ hồng". Bản mẫu:Thần thoại Hy Lạp (tiên nữ)

  1. ^ Xem thêm Jennifer Larson, "Handmaidens of Artemis?", The Classical Journal 92.3 (February 1997), trang 249-257.