Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 31:
Năm [[1409]], do nghe lời gièm pha của hoạn giả Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng Trang, Giản Định giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. [[Đặng Dung]] (con của Đặng Tất) và [[Nguyễn Cảnh Dị]] (con của Nguyễn Cảnh Chân) bất bình với vua Giản Định, bèn về [[Nghệ An]] tôn Trần Quý Khoáng làm vua mới. Theo sách ''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'' do sử thần [[nhà Hậu Lê|đời Lê]] [[Ngô Sĩ Liên]] soạn, ở thời điểm năm [[1409]] Trần Quý Khoáng làm chức Nhập nội thị trung ở [[Nghệ An]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316}}
 
==Lên ngôi ==
Ngày [[17 tháng 3]] âm lịch năm [[1409]], [[Trùng Quang Đế|Trần Quý Khoáng]] lên ngôi [[Hoàng đế]] ở Chi La, nay thuộc huyện Đức Thọ, [[Hà Tĩnh]]. Tân hoàng đế đặt niên hiệu '''Trùng Quang''' (重光), phong [[Nguyễn Súy|Nguyễn Suý]] làm Thái phó, [[Nguyễn Cảnh Dị]] làm Thái bảo, [[Đặng Dung]] làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}} Bấy giờ [[Giản Định Đế|Giản Định]] đang đóng giữ thành Ngự Thiên; Trùng Quang sai Nguyễn Súy đem quân đánh úp, bắt được Giản Định. Ngày [[7 tháng 4]] âm lịch cùng năm, mẹ [[Giản Định Đế]] liên kết với Hành khiển Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh dấy quân ở [[Hát Giang]], định đánh úp vua Trùng Quang. Người [[Nghệ An]] là Nguyễn Trạo phát giác báo cho [[Trùng Quang Đế]]. Nhà vua giết Triệt và Đỉnh nhưng tha hết quân của họ.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}} Đối chiếu sự kiện này với việc Giản Định giết 2 tôn thất theo Minh là Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Giao cùng hơn 500 thuộc hạ ở [[Diễn Châu]], [[Nghệ An]] ([[1407]]), sử thần đời Lê [[Ngô Sĩ Liên]] cho rằng vua Trùng Quang có phẩm chất lãnh đạo tốt hơn Giản Định:{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=313}}
:''"Thiên hạ đại loạn, nhân dân [[Nghệ An]], [[Diễn Châu]] biết ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của [[nhà Minh]], giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quân nhân nghĩa được? Xem như Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh nhầm họp quân ở Hát Giang, mưu đánh úp [[Trùng Quang Đế]], mà [[Trùng Quang Đế]] chỉ có Tiệt Đế và Nguyễn Đỉnh thôi, còn đều tha cả, so với [[Giản Định Đế]] thì đằng nào hơn?"''
 
Ngày [[20 tháng 4]] âm lịch, Giản Định bị dẫn về [[Nghệ An]], Trùng Quang khiêm nhường mặc thường phục xuống thuyền đón rước, tôn Giản Định làm [[Thái thượng hoàng]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}} Ở thời Trần, tên nước là [[Đại Việt]], từ khi [[nhà Hồ]] soán ngôi đã đổi thành [[Đại Ngu]].{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=74}} Sử Việt không chép tên nước của Trùng Quang Đế; tuy nhiên, trong ''[[Minh thực lục|Hoàng Minh thực lục]]'' có ghi Trùng Quang Đế là "ngụy hoàng đế [[Đại Việt]]", vậy chứng tỏ Trùng Quang Đế đã dùng quốc hiệu [[Đại Việt]].
 
Tháng 7 âm lịch năm [[1409]], vua Trùng Quang cùng thượngThượng hoàng chia quân hai đường đánh quân Minh. Thượng hoàng Trần Ngỗi đóng ở Hạ Hồng ([[Ninh Giang]], [[Hải Dương]]), vua Trùng Quang đóng ở Bình Than. Quân Minh cố thủ không dám ra đánh. Trùng Quang sai quân đi tuần tra 4-5 ngày 1 lần. Hai vua được hào kiệt các lộ ủng hộ nhiệt liệt, duy chỉ có triTri phủ Tam Giang là [[Đỗ Duy Trung]] vẫn theo Minh.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}} Đến khi vua Minh sai tổngTổng binh Anh quốc công [[Trương Phụ]] đeo ấn Chinh Di tướng quân đem quân cứu viện, quân Minh lại mạnh lên. Thượng hoàng thấy liền rời thuyền chạy lên trấn Thiên Quan, Trùng Quang nghi ngờ thượngThượng hoàng có lòng khác, liền sai người đuổi theo. [[Nguyễn Súy]] đuổi theo không kịp, nhưng [[Trương Phụ]] lại bắt được thượngThượng hoàng Trần Ngỗi, giải về Kim Lăng giết chết.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}}
 
Tháng 8 âm lịch năm [[1409]], vua Trùng Quang chống nhau với Trương Phụ ở Bình Than. Nhà vua sai [[Đặng Dung]] trấn giữ cửa Hàm Tử. Quân Việt thiếu lương thực trầm trọng, Đặng Dung bèn chia quân đi gặt lúa sớm để cấp cho binh lính. Trương Phụ nhân lúc quân Việt đang yếu, liền đem thủy quân đánh vào cửa Hàm Tử. Đặng Dung thua to. Trùng Quang nghe tin, tự liệu chống không nổi, bèn dẫn quân lui về [[Nghệ An]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}}{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=79}}
 
''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'' kể Trùng Quang Đế có một bà phi mất vào tháng 6 âm lịch năm [[1409]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}}
 
==Tận lực chống Minh==