Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 44:
 
==Tận lực chống Minh==
[[Nhà Minh|Đế quốc Minh]] muốn đánh chiếm [[Đại Việt]] lâu dài nên năm [[1410]], tổngTổng binh [[Trương Phụ]] sai quân mở đồn điền ở địa bàn [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Tam Giang]] tạo lương thực cho quân, lại cấp ruộng đất cho các thổ quan đầu hàng để họ thu tô thay cho bổng lộc, cấp ruộng đất cho quân đội để cày cấy lấy lương thực.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}} Ngoài ra, Trương Phụ thực hiện chính sách đàn áp rất tàn bạo để khủng bố tinh thần người Việt, như ''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'' thuật lại:
:''"Phụ đi đến đâu, giết chóc rất nhiều, có nơi thây chất thành núi, có chỗ moi ruột quấn vào cây, hoặc rán thịt lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò, thậm chí có đưáđứa mổ bụng lấy thai, cắt lấy hai cái tai để nộp theo lệnh. Kinh lộ các nơi lần lượt đầu hàng. Những dân còn sót lại bắt hết làm nô tỳ và bị đem bán, tan tác khắp bốn phương cả"''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}}
Đại Minh còn cấp bằng ghi công trạng cho các thổ quan đi đánh dẹp quân khởi nghĩa [[người Việt]]. Vì vậy có một bộ phận người Việt là thổ quan, hàng tướng phản bội, cùng với những ngưởingười đã từng tiếp tay cho người Minh diệt [[nhà Hồ]], nay lại tiếp tay cho [[Trung Quốc]] đàn áp cuộc khởi nghĩa của Trùng Quang Đế, khiến cuộc khởi nghĩa gặp trăm ngàn khó khăn. Nhưng vua tôi Trùng Quang vẫn dũng cảm chiến đấu.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}}{{sfn|Ngô Thì Sĩ|1991|pp=115-117.}}
 
Tháng 5 âm lịch năm [[1410]], Trùng Quang Đế và [[Nguyễn Cảnh Dị]] đem quân tới La Châu, Hạ Hồng, đánh bại quân Minh do Đô đốc thiêm sự Giang Hạo chỉ huy. Thừa thắng, nhà vua truy kích đến bến [[Bình Than]] và đốt phá thuyền trại của người Minh.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}}{{sfn|Ngô Thì Sĩ|1991|pp=115-117.}} Đoàn quân của Trùng Quang Đế được nhiều hào kiệt hưởng ứng, nổi bật nhất là Đồng Mặc người [[Thanh Hóa]], giữ chức Lỗ Lược tướngTướng quân, đã đánh bại và bắt chỉ huy quân Minh là Tả Địch. Đồng Mặc được Trùng Quang Đế giao cai quản phủ [[Thanh Hóa]]. Ngoài ra còn có Nguyễn Ngân Hà, Lê Nhị, Lê Khang, Đỗ Cối và Nguyễn Hiêu chỉ huy dân chúng đánh quân Minh tổn thất rất nhiều. Tuy nhiên, quân Hậu Trần không được tổ chức bài bản nên cuối cùng bị quân Minh đánh bại, nhà vua phải chạy về [[Nghệ An]].{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=344-345.}}
 
Tháng 7 âm lịch năm [[1411]], Trùng Quang Đế và [[Nguyễn Súy]] chia quân đánh các cửa biển, bắt nhóm thổ quan theo Trung Quốc là Nguyễn Chính ở Bài Lâm, chém bêu đầu cảnh cáo.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}} Cùng năm, nhà vua gả chị gái là Quốc tỷ trưởngTrưởng công chúa cho người Hóa Châu là Hồ Bối. Ông còn phong Hồ Bối chức Tư đồ rồi sai đem quân đánh Minh ở [[Thanh Hóa]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=318}}
 
Trong thời gian giữ ngôi, Trùng Quang Đế từng sai hànhHành khiển Nguyễn Nhật Tư, thẩmThẩm hình Lê Ngân sang Minh cầu phong. Vua Minh bắt giết cả hai. Về sau, Trùng Quang Đế phái hànhHành khiển Hồ Ngạn Thần, thẩmThẩm hình Bùi Nột Ngôn đem biểu văn, lễ vật, và hai tượng người bằng vàng, bạc đi thay. Khi sứ đoàn vào [[Bắc Kinh|Yên Kinh]], [[Minh Thành Tổ]] sai [[Hồ Nguyên Trừng]] giả vờ hỏi thăm vua Trần, tiện dò la nội tình [[Đại Việt]]. Hồ Ngạn Thần tiết lộ hết tình hình cho Nguyên Trừng, Bùi Nột Ngôn không nói. Minh Thành Tổ giả cách phong Trùng Quang làm Bố chính sứ [[Giao Chỉ]], Ngạn Thần làm Tri phủ [[Nghệ An]]. Ngạn Thần nghe theo. Về nước, Bùi Nột Ngôn hặc tội Ngạn Thần, Trùng Quang sai bắt giam Ngạn Thần rồi xử tử.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=318}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=344-345.}}
 
Tháng 6 âm lịch năm [[1412]], Trương Phụ, Mộc Thạnh dẫn quân đánh [[Nghệ An]] gặp quân của [[Nguyễn Súy]], [[Nguyễn Cảnh Dị]], [[Đặng Dung]] và Hồ Bối ở Mô Độ vùng [[Ninh Bình]], [[Nam Định]]. Chưa phân thắng bại thì Nguyễn SuýSúy, Cảnh Dị rồi Hồ Bối đều bỏ chạy, Đặng Dung phải dùng thuyền nhẹ rút lui ra biển. Trương Phụ lại đem quân vào đánh phá hành tại Nghệ An, bao vây các thành tại [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]], [[Diễn Châu]], [[Nghệ An]] bị chiếm.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=319-320.}}
 
Tháng 1 âm lịch năm [[1413]], nhà vua cùng Nguyễn SuýSúy, Nguyễn Cảnh Dị đưa quân theo đường biển tới Vân Đồn, Hải Đông và các vùng ven biển Bắc Bộ nhằm thăm dò, tìm lương thực và đánh tiêu hao quân đội Minh. Chiến dịch này thất bại nặng nề. Ngày [[4 tháng 3]] âm lịch, nhà vua về hành tại Nghệ An, quân đi 10 phần về chỉ còn 3-4 phần.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=319-320.}}
 
Cùng lúc đó, Nông Văn Lịch ở [[Lạng Sơn]] cầm đầu quân khởi nghĩa "áo đỏ" chặn đường giao thông, giết chết được Tham chính người Việt là [[Mạc Thúy]] (tổ 4 đời của [[Mạc Đăng Dung]]) và tiêu diệt được khá nhiều quân Minh. Nguyễn Liễu ở Lý Nhân chiêu tập người các huyện Lục Na, Vũ Lễ đánh quân Minh trong mấy năm nhưng do thiếu sự liên kết với vua nên các thế lực này dần tan vỡ.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=319-320.}}
 
Tháng 4 âm lịch năm [[1413]], Trương Phụ lại đánh vào [[Nghệ An]], Trùng Quang Đế phải rút về [[Hóa Châu]], sai [[Nguyễn Biểu]] làm sứ đi cầu phong, đến [[Nghệ An]] bị [[Trương Phụ]] bắt giữ, Nguyễn Biều tức giận mắng Trương Phụ và bị Phụ giết chết.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=319-320.}} Thái phó [[Đại Việt]] là Phan Quý Hữu đầu hàng quân Minh, được 1 tuần thì chết. [[Trương Phụ]] cử con Quý Hữu là Liêu làm triTri phủ [[Nghệ An,]] và ban thưởng hậu hĩnh cho gia đình Liêu. Liêu bèn kể hết cho Phụ về thực lực các tướng, quân số của Trùng Quang Đế và địa thế [[Hóa Châu]].{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=346}}{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=79}} Trương Phụ, Mộc Thạnh liền đem quân thủy bộ vào [[Hóa Châu]], mất 21 ngày thì tới.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=320}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=346}}
 
Tháng 9 âm lịch năm [[1413]], [[Nguyễn Súy]] dàn trận tại kênh Thái Đà, đánh nhau ác liệt với [[Trương Phụ]]. Nửa đêm [[Đặng Dung]] dùng voi đánh úp dinh của Phụ, định nhảy lên thuyền Phụ bắt sống mà không nhận được mặt, Phụ nhảy lên thuyền nhỏ trốn mất, quân Minh tan vỡ quá nửa, thuyền chiến vũ khí bị đốt phá gần hết. Thế nhưng [[Nguyễn Súy]] không chịu hợp sức cùng [[Đặng Dung]] chiến đấu, mà quân thì còn rất ít. [[Trương Phụ]] thấy vậy xua tàn quân phản công, thay đổi cục diện. Quân Đặng Dung tan chạy, ẩn nấp trong hang núi, không còn sức đánh lớn. Tháng 11 âm lịch năm [[1413]], Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị định chạy sang [[Xiêm La]] nhưng bị quân Minh bắt. Khi trông thấy Phụ, [[Nguyễn Cảnh Dị]] luôn mồm quát mắng: ''"Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!"''. [[Trương Phụ]] tức giận, giết rồi ăn gan [[Nguyễn Cảnh Dị]]. Trương Phụ chiếm được Tân Bình, Thuận Hóa, bèn đặt quan cai trị, điều tra dân số, làm sổ dân đinh và tâu xin vua Minh tăng cường quân trấn giữ. {{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347.}}
 
Ngày 10 tháng 3 âm lịch năm [[1414]], Trùng Quang Đế chạy sang nước [[Lan Xang|Lão Qua]], [[Nguyễn Súy]] chạy sang [[Ma Linh|châu Minh Linh]], sau đều bị người của Phụ bắt.<ref>{{Chú thích web | url = http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-12-month-3-day-10 | tiêu đề = Entry | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347.}} Người của [[Thuận Hóa]] cũng ra hàng, từ đó vương triều Hậu Trần chấm dứt.
 
Tháng 4 âm lịch năm [[1414]], Trương Phụ thu quân về [[Đông Quan]], sai người giải vua Trùng Quang, [[Đặng Dung]][[Nguyễn Súy]] về [[Trung Quốc]]. Giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống nước tự vẫn. Hai tể tướng [[Đặng Dung]], [[Nguyễn Súy]] sau đó cũng đều tự vẫn chết vì nước.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347.}} Tuy nhiên, theo ''[[Minh thực lục|Hoàng Minh thực lục]]'', ngày [[16 tháng 8]] năm [[1414]], Trùng Quang Đế bị giải tới Yên Kinh và xử tử.<ref>{{Chú thích web | url = http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-12-month-8-day-2 | tiêu đề = Entry | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
==Nhận định==