Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Richard Nixon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 300:
[[Tập tin:Nixon Ford Carter.gif|upright|thumb|Richard Nixon (phải) cùng với [[Gerald Ford]] (giữa) và Tổng thống [[Jimmy Carter]] (trái) tại Nhà Trắng trong tang lễ cựu Phó Tổng thống [[Hubert Humphrey]], 1978.]]
 
Đầu năm 1975, sức khỏe của Richard Nixon được cải thiện. Ông duy trì một văn phòng tại trạm [[Tuần duyên Hoa Kỳ|tuần duyên]] cách nhà 300 yard (274 m), đầu tiên đi bằng xe chơi golf và sau đó đi bộ mỗi ngày; ông chủ yếu làm việc về hồi ký của bản thân.{{sfn|Ambrose|1991|p=481}} Ông hy vọng có thể chờ đợi thời cơ trước khi viết hồi ký của bản thân; song do thực tế là tài sản của ông bị tổn thất do các phí tổn và phí luật sư buộc ông phải nhanh chóng bắt đầu làm việc.{{sfn|Aitken|pp=537, 539}} Trợ cấp chuyển tiếp của ông kết thúc vào tháng hai, buộc ông phải từ biệt với nhiều trong số các nhân viên của mình, kể cả Ziegler.{{sfn|Black|p=1000}} Đến tháng 8 cùng năm, ông gặp người dẫn chương trình và sản xuất truyền hình người Anh David Frost, người này thanh toán cho ông 600.000 đô la để thực hiện một loại cuộc phỏng vấn, quay thành phim và phát sóng vào năm 1977.{{sfn|Black|p=1004}} Họ bắt đầu với chủ đề chính sách đối ngoại, thuật lại về các nhà lãnh đạo mà ông đã biết, song phần được ghi nhớ nhất trong các cuộc phỏng vấn là về Watergate. Richard Nixon tự nhận rằng ông đã hạ thấp quốc gia và tự lôi bản thân đi xuống bùn.{{sfn|Drew|p=138}} Các phỏng vấn thu hút 45–50 triệu khán giả—trở thành chương trình được theo dõi nhiều nhất ở thể loại này trong lịch sử truyền hình.{{sfn|Ambrose|1991|p=512}}
 
Các phỏng vấn giúp cải thiện tình hình tài chính của Richard Nixon—vào một thời điểm đầu năm 1975 ông chỉ có 500 đô la trong ngân hàng—cũng như bán tài sản của ông tại Key Biscayne.{{sfn|Aitken|pp=539–540}} Trong tháng 2 năm 1976, Richard Nixon đến Trung Quốc theo lời mời cá nhân của Mao Trạch Đông. Richard Nixon muốn trở lại Trung Quốc, song chọn cách chờ cho đến sau chuyến công du của Ford vào năm 1975.{{sfn|Black|p=1005}} Richard Nixon duy trì trung lập trong cuộc chiến sơ bộ sát nút năm 1976 giữa Ford và Reagan. Ford giành tônggthắng lợi, song thất bại trước Thống đốc [[Georgia, Hoa Kỳ|Georgia]] [[Jimmy Carter]] trong tổng tuyển cử. Chính phủ Carter đối xử không rộng lượng với Richard Nixon và ngăn chuyến đi dự kiến của ông đến [[Úc]], khiến chính phủ của Thủ tướng [[Malcolm Fraser]] rút lại lời mời chính thức của họ.{{sfn|Aitken|p=543}}
 
Đến đầu năm 1978, Richard Nixon tới Anh Quốc. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và hầu hết bộ trưởng trong chính phủ [[James Callaghan]] xa lánh Richard Nixon. Tuy nhiên, ông được lãnh đạo đối lập [[Margaret Thatcher]] cũng các cựu thủ tướng [[Alec Douglas-Home]] và [[Harold Wilson]] hoan nghênh. Hai cựu thủ tướng khác là [[Harold Macmillan]] và [[Edward Heath]] từ chối gặp Richard Nixon. Richard Nixon phát biểu với Oxford Union về Watergate: "Một số ngươìngườì nói tôi không xử sự đúng đắn và họ đúng" nhưng hãy nhìn vào các thành tựu của ông.{{sfn|Aitken|pp=546–547}}
 
=== Tác giả và lão chính khách ===
Dòng 311:
Năm 1978, Richard Nixon xuất bản hồi ký ''RN: The Memoirs of Richard Nixon'', cuốn đầu tiên trong 10 cuốn sách mà ông là tác giả trong thời gian nghỉ hưu.{{sfn|Nixon Library, Post Presidency}} Cuốn sách bán chạy và nhận được phản ứng phê bình tổng thể là tích cực.{{sfn|Ambrose|1991|p=525}} Richard Nixon đến Nhà Trắng vào năm 1979, theo lời mới của Carter để dự quốc yến với Phó Thủ tướng Trung Quốc [[Đặng Tiểu Bình]]. Carter không muốn mời Richard Nixon, song Đặng Tiểu Bình nói rằng ông ta sẽ đến thăm Richard Nixon tại California nếu cựu tổng thống không được mời. Richard Nixon có cuộc họp riêng với Đặng Tiểu Bình và đến thăm Bắc Kinh một lần nữa vào giữa năm 1979.{{sfn|Ambrose|1991|pp=524–525}}
 
Đến đầu năm 1980, vợ chồng Richard Nixon chuyển đến thành phố New York.{{sfn|Ambrose|1991|p=528}} khi [[Mohammad Reza Pahlavi|cựu hoàng Iran]] từ trần tại Ai Cập vào tháng 7 năm 1980, Richard Nixon tham dự tang lễ bất chấp ý kiến của Bộ Ngoại giao là không cử đại diện của Hoa Kỳ. Mặc dù Richard Nixon không được ủy nhiệm chính thức, song do là một cựu tổng thống nên ông được xem là sự hiện diện của Hoa Kỳ trong tang lễ cựu đồng minh của họ.{{sfn|Ambrose|1991|p=533}} Richard Nixon ủng hộ Ronald Reagan trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980, xuất hiện trên truyền hình và phác họa bản thân như là "chính khách lão luyện" theo lời người viết tiểu sử Stephen Ambrose.{{sfn|Ambrose|1991|p=534}} Ông viết guestcác articlesbài báo được đặt hàng cho nhiều ấn phẩm xuất bản trong chiến dịch và cả sau khi Reagan tônggthắng cử.{{sfn|Ambrose|1991|p=540}} Sau 18 tháng trong sống trong nhà tại thành phố New York, Richard Nixon và vợ chuyến đến [[Saddle River, New Jersey|Saddle River]], New Jersey vào năm 1981.{{sfn|Nixon Library, Post Presidency}}
 
Trong suốt thập niên 1980, Richard Nixon duy trì một lịch trình đầy tham vọng với các cam kết phát biểu và viết văn,{{sfn|Nixon Library, Post Presidency}} lữ hành, và gặp gỡ nhiều lãnh đạo ngoại quốc, đặc biệt là các lãnh đạo trong [[Thế giới thứ ba]]. Ông cùng với các cựu tổng thống Ford và Carter đóng vai trò là đại diện cho Hoa Kỳ trong tang lễ Tổng thống Ai Cập [[Anwar Sadat]].{{sfn|Nixon Library, Post Presidency}} Trong một chuyến đi đến Trung Đông, Richard Nixon trình bày quan điểm của ông về Ả Rập Saudi và Libya, được truyền thông Hoa Kỳ chú ý đáng kể; ''The Washington Post'' đăng những câu chuyện về "phục nguyên" của Richard Nixon.{{sfn|Ambrose|1991|p=545}} Richard Nixon đến Liên Xô vào năm 1986 và khi trở về ông gửi cho Tổng thống Reagan một bị vong lục dài bao gồm những đề nghị về chính sách ngoại giao và những ấn tượng cá nhân của ông với [[Mikhail Gorbachev]].{{sfn|Nixon Library, Post Presidency}} Sau chuyến đi này, Richard Nixon được xếp hạng là một trong mười người được ngưỡng mộ nhất trên thế giới theo một thăm dò của Gallup.{{sfn|Drew|p=142}}