Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Richard Nixon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 70:
 
===Giáo dục tiểu học và trung học===
Richard Nixon theo học tại trường tiểu học East Whittier, giữ chức lớp trưởng trong năm lớp tám.{{sfn|Black|p=16}} Cha mẹ ông cho rằng việc theo học tại trường Trung học Whittier khiến cho anh trai của Richard Nixon là Harold Nixon có phong cách sinh hoạt phóng đãng trước khi lâm bệnh lao (từ trần do bệnh vào năm 1933). Do vậy, họ gửi Richard Nixon đến trường Trung học Fullerton Union lớn hơn.{{sfn|Morris|p=89}}{{sfn|Black|pp=17–19}} Ông nhận được điểm số xuất sắc dù trong năm thứ nhất ông mất một giờ để đi xe buýt trường học mỗi chiều đi và về, sau đó ông sống cùng một người cô/dì tại [[Fullerton, California|Fullerton]] trong tuần.{{sfn|Morris|p=91}} Ông tham gia đội tuyển bóng bầu dục cấp dưới, và hiếm khi bỏ một buổi luyện tập nào, song ông hiếm khi được chọn khi thi đấu.{{sfn|Morris|p=92}} Ông đạt được thành công lớn hơn trong vai trò một nhà tranh luận, giành chiến tônggthắng trong một số giải vô địch và nhận sự dạy dỗ chính thức duy nhất về diễn giảng công khai từ Trưởng bộ môn Anh văn của trường Fullerton là H. Lynn Sheller. Nixon sau đó nhớ lại những lời của Sheller, "Hãy nhớ rằng, diễn giảng là đàm thoại... đừng hét vào người ta. Chuyện trò với họ. Đàm thoại với họ."{{sfn|Aitken|p=28}} Nixon nói rằng ông cố gắng sử dụng ngữ khí đàm thoại nhiều nhất có thể.{{sfn|Aitken|p=28}}
[[Tập tin:Richard Nixon HS Yearbook.jpg|right|thumb|Nixon trong trường trung học, 1930.]]
 
Dòng 91:
== Chính khách thăng tiến ==
=== Sự nghiệp quốc hội ===
Năm 1945, những người Cộng hòa tại khu vực bầu cử quốc hội số 12 của California cảm thấy nản chí do họ không có khả năng đánh bại nghị sĩ Dân chủ [[Jerry Voorhis]], do vậy họ tìm kiếm một ứng cử viên nhất trí nhằm tiến hành một chiến dịch tranh cử lớn. Họ thành lập một "Ủy ban 100" để quyết định chọn một ứng cử viên, hy vọng nhằm tránh bất đồng nội bộ từng tạo điều kiện cho Voorhis giành tônggthắng lợi. Sau khi ủy ban thất bại trong việc thu hút các ứng cử viên có tư chất cao, Giám đốc chi nhánh ngân hàng [[Bank of America]] tại Whittier là Herman Perry tiến cử một người bạn là Nixon. Perry viết thư cho Nixon khi ông ở tại Baltimore. Sau một đêm đàm luận sôi nổi giữa hai vợ chồng, người sĩ quan hải quân đáp lại Perry một cách tích cực. Nixon tới California và được ủy ban lựa chọn.
 
Khi ông rời Hải quân vào đầu năm 1946, Nixon và vợ trở về Whittier, tại đây Nixon bắt đầu một năm vận động tranh cử mạnh mẽ.{{sfn|Parmet|pp=91–96}}{{sfn|Gellman|pp=27–28}} Ông cho rằng Voorhis vô tích sự trong vai trò là một nghị sĩ và đưa ra giả thuyết rằng Voorhis phải có các quan điểm cấp tiến thì mới được một nhóm có liên kết với những người cộng sản ủng hộ.{{sfn|Parmet|pp=111–113}} Nixon giành chiến tônggthắng trong cuộc bầu cử, với 65.586 phiếu so với 49.994 phiếu của Voorhis.{{sfn|Gellman|p=82}}
 
[[Tập tin:Richard Nixon campaigning for Senate 1950.jpg|thumb|Chiến dịch tranh cử thượng nghị sĩ của Nixon vào năm 1950]]
Dòng 100:
Năm 1948, Nixon lần đầu giành được sự chú ý trên toàn quốc khi ông phá vụ gián điệp [[Alger Hiss]] với vai trò là một thành viên của Ủy ban về hoạt động phản Hoa Kỳ trực thuộc Hạ nghị viện. Trong khi nhiều người hồ nghi cáo buộc của [[Whittaker Chambers]] rằng cựu viên chức Bộ ngoại giao Alger Hiss là một điệp viên của [[Liên Xô]], thì Nixon lại tin những điều đó là sự thực và thúc bách ủy ban tiếp tục điều tra. Trước đơn kiện tội phỉ báng của Alger Hiss, Whittaker Chambers trình ra các tài liệu chứng minh cho những cáo buộc của mình. Chúng gồm có các bản sao và thu nhỏ văn kiện mà Whittaker Chambers giao cho những nhà điều tra của Hạ viện sau khi dấu chúng qua đêm tại một cánh đồng; chúng được biết đến với tên gọi "văn kiện bí ngô". {{sfn|Black|pp=129–135}} Alger Hiss bị kết tội khai man trước tòa vào năm 1950 do phủ nhận trong lời tuyên thệ về việc truyền các tài liệu cho Chambers.{{sfn|Gellman|pp=239–241}} Năm 1948, Nixon thành công trong việc trở thành một ứng cử viên nghị sĩ trong khu vực của cả hai chính đảng chủ yếu,{{sfn|Morris|p=381}} và dễ dàng tái đắc cử.{{sfn|Nixon Library, Congressman}}
 
Năm 1949, Richard Nixon bắt đầu suy nghĩ về việc tranh cử Thượng nghị sĩ cùng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm là [[Sheridan Downey]],{{sfn|Gellman|p=282}} và tham gia cuộc đua vào tháng 11 cùng năm.{{sfn|Morris|p=535}} Sheridan Downey phải đối diện với một cuộc chiến tuyển chọn ứng cử viên quyết liệt với Hạ nghị sĩ đương nhiệm [[Helen Gahagan Douglas]], và tuyên bố rút lui vào tháng 3 năm 1950.{{sfn|Gellman|pp=296–297}} Richard Nixon và Helen Gahagan Douglas giành chiến tônggthắng trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên{{sfn|Gellman|p=304}} và tiến hành một chiến dịch có tranh nghị, với một vấn đề lớn là [[Chiến tranh Triều Tiên]] đang diễn ra.{{sfn|Gellman|p=310}} Nixon cố gặng tập trung chú ý vào hồ sơ đầu phiếu tự do của Helen Gahagan Douglas. Nằm trong nỗ lực này, các thành viên trong chiến dịch của Richard Nixon phân phát những "tờ rơi hồng" nói rằng do hồ sơ đầu phiếu của Douglas tương tự như của hạ nghị sĩ [[Vito Marcantonio]] (được một số người cho là người cộng sản) từ [[Tiểu bang New York|New York]], quan điểm chính của họ sẽ gần như đồng nhất.{{sfn|Morris|p=581}} Richard Nixon tônggthắng cử với cách biệt gần 20%.{{sfn|Gellman|p=335}}
 
Trong Thượng nghị viện, Richard Nixon giữ một vị trí nổi bật trong việc chống đối chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu, di chuyển thường xuyên và lớn tiếng chống mối đe dọa này.{{sfn|Nixon Library, Senator}} Ông duy trì các quan hệ thân thiết với đồng chí chống Cộng của mình là Thượng nghị sĩ gây tranh luận [[Joseph McCarthy]] đại diện cho [[Wisconsin]], song cẩn thận giữ một chút khoảng cách giữa mình với các luận điệu của McCarthy.{{sfn|Ambrose|1987|pp=211, 311–312}} Richard Nixon cũng phê phán cách xử lý của Tổng thống [[Harry S. Truman]] trong Chiến tranh Triều Tiên.{{sfn|Nixon Library, Senator}} Ông ủng hộ lập bang cho [[Alaska]] và [[Hawaii]], bỏ phiếu ủng hộ các quyền công dân đối với người thiểu số, và ủng hộ cứu trợ thảm họa của liên bang cho [[Ấn Độ]] và [[Nam Tư]].{{sfn|Black|p=178}} Ông bỏ phiếu chống kiểm soát giá và những hạn chế tiền tệ khác; phúc lợi cho người nhập cư bất hợp pháp, và quyền lực công cộng.{{sfn|Black|p=178}}
Dòng 109:
Năm 1952, Tướng [[Dwight D. Eisenhower]] được đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên tổng thống do đảng đề cử. Vị tướng này không ưa thích rõ ràng một nhân vật nào để có thể chọn làm ứng cử viên phó tổng thống, và các quan chức của Đảng Cộng hòa và những viên chức trong đảng tụ họp trong một "phòng đầy khói thuốc" và tiến cử Richard Nixon cho Dwight D. Eisenhower, và người này chấp thuận lựa chọn. Richard Nixon khi đó còn trẻ tuổi, có lập trường chống Cộng, và có nền tảng chính trị tại California—một trong các bang lớn nhát—tất cả đều được cho là điểm thu hút phiếu bầu. Các ứng cử viên được cân nhắc cùng với Richard Nixon là Thượng nghị sĩ Robert Taft đại diện cho [[Ohio]], Thống đốc [[New Jersey]] Alfred Driscoll và Thượng nghị sĩ [[Everett Dirksen]] đại diện cho [[Illinois]].{{sfn|Gellman|pp=440–441}}{{sfn|Aitken|pp=205–206}} Trong chiến dịch tranh cử, Eisenhower nói về các kế hoạch của ông đối với quốc gia, để cho Nixon tiến hành cuộc vận động phủ định.{{sfn|Aitken|pp=222–223}}
 
Vào giữa tháng 9, truyền thông tường thuật rằng Nixon có một quỹ chính trị do những người ủng hộ ông cung cấp, nó bù đắp các phí tổn chính trị cho ông.{{sfn|Kornitzer|pp=191}} Việc có một quỹ như vậy không phải là bất hợp pháp, song nó khiến Nixon có phải chịu các cáo buộc về khả năng xung đột lợi ích. Do áp lực đối với Dwight D. Eisenhower nhằm yêu cầu Nixon rút khỏi danh sách ứng cử, vị Thượng nghị sĩ lên truyền hình để phát biểu diễn văn trước quốc dân vào ngày 23 tháng 9 năm 1952.{{sfn|Aitken|pp=210–217}} Bài diễn văn được khoảng 60 triệu người Mỹ thu nghe, đạt số lượng khán giả truyền hình lớn nhất tính đến thời điểm đó, và sau này nó được đặt tên là "diễn giảng Checkers".{{sfn|Thompson|p=291}} Nixon biện hộ cho bản thân một cách cảm động, nói rằng quỹ không phải là bí mật, và những người quyên góp không nhận được ưu đãi đặc biệt nào. Ông miêu tả bản thân như một người có của cải khiêm tốn (vợ ông không có áo choàng da lông chồn; bà mặc một "áo choàng vải Cộng hòa đoan trang") và là một người ái quốc.{{sfn|Aitken|pp=210–217}} Tên gọi phổ biến của diễn văn có nguồn gốc từ việc Nixon nói rằng ông sẽ không trả lại một món quà mà gia đình ông nhận được: "một chú chó Cocker Spaniel nhỏ... gửi từ tận Texas. Và đứa con gái bé bỏng của chúng tôi -Tricia, 6 tuổi—đặt tên cho nó là Checkers."{{sfn|Aitken|pp=210–217}} Bài diễn văn là một kiệt tác tu từ học và thúc đẩy quần chúng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ cho Nixon.{{sfn|Aitken|p=218}} Dwight D. Eisenhower quyết định giữ Richard Nixon trong danh sách ứng cử,{{sfn|Morris|p=846}} và họ giành chiến tônggthắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11.{{sfn|Aitken|pp=222–223}}
 
Dwight D. Eisenhower cam kết trao cho Nixon những trách nhiệm phó tổng thống trong nhiệm kỳ của ông ta, tạo điều kiện cho Nixon có ảnh hưởng từ đầu với vị trí người kế thừa. Nixon tham dự các cuộc họp của [[Nội các Hoa Kỳ|nội các]] và [[Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ|Hội đồng An ninh Quốc gia]] và giữ vị trí chủ tọa khi Dwight D. Eisenhower vắng mặt. Năm 1953, ông tiến hành một chuyến công du [[Viễn Đông]] với kết quả thành công trong việc gia tăng tín nhiệm của địa phương với Hoa Kỳ và thúc đẩy Nixon đánh giá đúng tiềm năng của khu vực trong vai trò một trung tâm công nghiệp. Ông đến thăm [[Sài Gòn]] và [[Hà Nội]] tại [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương thuộc Pháp]].{{sfn|Aitken|pp=225–227}} Khi trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1953, Nixon tăng thêm thời gian mà ông dành cho quan hệ đối ngoại.{{sfn|Ambrose|1987|p=342}}
Dòng 133:
 
=== Các cuộc bầu cử 1960 và 1962; thời kỳ dân dã ===
Năm 1960, Nixon tiến hành chiến dịch đầu tiên của ông nhằm tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Ông phải đối diện với không nhiều phản đối trong các hội nghị tuyển chọn của Đảng Cộng hòa{{sfn|UPI 1960 in Review}} và chọn cựu Thống đốc [[Massachusetts]] [[Henry Cabot Lodge, Jr.]] làm người đồng tranh cử.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Đối thủ Dân chủ của ông là [[John F. Kennedy]], và cuộc đua tranh cử vẫn rất sít sao.{{sfn|Museum of Broadcast Communications, "Kennedy-Nixon Debates"}} Nixon vận động dựa trên kinh nghiệm của mình, song Kennedy kêu gọi về sinh khí mới và tuyên bố chính phủ của Eisenhower–Nixon đã để cho Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ về [[tên lửa đạn đạo]].{{sfn|Steel|2003-05-25}} Một phương tiện chính trị mới được đưa vào trong chiến dịch: ứng cử viên tổng thống tranh luận trên truyền hình. Trong cuộc tranh luận đầu tiên trong tổng số bốn cuộc tranh luận, Nixon xuất hiện với diện mạo nhợt nhạt cùng một mảng râu lún phún, tương phản với Kennedy ăn ảnh.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Thể hiện của Nixon trong tranh luận được đánh giá là tầm thường trong môi trường thị giác của truyền hình, song nhiều thính giả nghe phát thanh nghĩ rằng Nixon tônggthắng lợi.{{sfn|Foner|p=843}} Nixon thất cử với chênh lệch phiếu nhỏ, Kennedy chỉ dẫn trước với 120.000 phiếu (0,2%) phiếu phổ thông.{{sfn|Nixon Library, Vice President}}
 
[[Tập tin:Nixon Johnson 1961.jpg|thumb|left|Phó Tổng thống Nixon và Phó Tổng thống đắc cử Lyndon Johnson dời Nhà Trắng vào sáng ngày 20 tháng 1 năm 1961, để dự lễ nhậm chức của Kennedy–Johnson.]]
 
Có những cáo buộc gian lận phiếu tại Texas và Illinois, Kennedy giành chiến tônggthắng tại cả hai bang này; Nixon từ chối suy nghĩ đến việc phản đối kết quả bầu cử, cảm thấy một cuộc luận chiến kéo dài sẽ khiến Hoa Kỳ bị suy giảm hình ảnh trong nhìn nhận của thế giới, và sự không chắc công sẽ làm tổn hại đến các lợi ích của Hoa Kỳ.{{sfn|Carlson|2000-11-17}} Đến khi kết thúc nhiệm kỳ phó tổng thống vào tháng 1 năm 1961, Nixon và gia đình ông trở lại California, tại đây ông hành nghề luật và viết một quyển sách bán chạy là ''Six Crises'' (sáu cơn khủng hoảng), trong đó nói về vụ án Hiss, nhồi máu cơ tim của Eisenhower, và khủng hoảng ngân quỹ- vấn đề được giải quyết nhờ diễn văn Checkers.{{sfn|Nixon Library, Vice President}}{{sfn|Black|p=431}}
 
Các lãnh đạo Cộng hòa địa phương và quốc gia khuyến khích Nixon thách thức Thống đốc California đương nhiệm là [[Pat Brown]] trong cuộc bầu cử năm 1962.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Mặc dù ban đầu miễn cưỡng, song Nixon tham gia tranh cử.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Chiến dịch bị lu mờ do sự ngờ vực của công chúng rằng Nixon nhìn nhận chức vụ này là một bàn đạp cho một cuộc tranh cử tổng thống khác, một số phản đối đến từ phe cực hữu trong đảng, và ông cũng thiếu quan tâm đến việc trở thành thống đốc của California.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Nixon hy vọng rằng một chiến dịch thành công sẽ củng cố địa vị của ông như là một chính trị gia Cộng hòa tích cực hàng đầu quốc gia, và đảm bảo rằng ông vẫn là một đấu thủ lớn trên chính trường quốc gia.{{sfn|Black|pp=432–433}} Tuy vậy, ông thất cử trước Brown với khoảng cách hơn 5%, và thất bại được nhìn nhận rộng rãi là dấu mốc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Trong một bài phát biểu nhượng bộ ngẫu hứng vào buổi sáng sau bầu cử, Nixon quy trách nhiệm cho truyền thông thiên vị đối thủ của ông, nói rằng, "Các bạn sẽ không còn có Nixon để hành hạ nữa vì, thưa quý vị, đây là buổi họp báo cuối cùng của tôi".{{sfn|Aitken|pp=304–305}} Thất bại tại California của ông được làm nổi bật vào ngày 11 tháng 11 năm 1962, một tập trong chương trình ''Howard K. Smith: News and Comment'' của [[American Broadcasting Company|ABC]] có tựa đề "Lời cáo phó chính trị của Richard M. Nixon".{{sfn|Ambrose|1987|p=673}} Alger Hiss xuất hiện trong chương trình, và nhiều thành viên công chúng phàn nàn rằng việc để cho một người bị kết án có cơ hội lên sóng để công kích một cựu phó tổng thống là điều không phù hợp. Tranh cãi đẩy Howard K. Smith và chương trình của ông ra khỏi sóng truyền hình,{{sfn|Museum of Broadcast Communications, "Smith, Howard K."}} và cảm thông công chúng dành cho Nixon tăng lên.{{sfn|Ambrose|1987|p=673}}
 
Gia đình Nixon lữ hành châu Âu vào năm 1963, tại đây Nixon tổ chức họp báo và họp với các lãnh đạo của những quốc gia ông đến thăm.{{sfn|Black|p=446}} Gia đình ông chuyển đến [[thành phố New York]], và tại đây Nixon trở thành một cổ đông cao cấp tại hãng luật hàng đầu "Nixon, Mudge, Rose, Guthrie & Alexander".{{sfn|Nixon Library, Vice President}} Khi tuyên bố trong chiến dịch tranh cử tại California, Nixon cam kết sẽ không tranh cử tổng thống vào năm 1964; thậm chí ngay cả khi không cam kết, thì ông tin sẽ khó đánh bại được John F. Kennedy, hoặc người kế thừa của John F. Kennedy là Lyndon Johnson.{{sfn|Aitken|pp=297, 321}} Năm 1964, ông ủng hộ Thượng nghị sĩ [[Barry Goldwater]] từ Arizona làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa; khi Goldwater tônggthắng lợi trong việc giành được sự đề cử, Nixon được chọn để giới thiệu ứng cử viên cho đại hội. Mặc dù nghĩ Goldwater không chắc sẽ giành chiến tônggthắng, song Nixon vẫn tham gia chiến dịch vì lòng trung kiên. Tổng tuyển cử năm 1964 là một thảm họa đối với Đảng Cộng hòa; Goldwater thua phiếu lớn trước Lyndon Johnson, đồng thời là các thất bại lớn của đảng tại Quốc hội và các chức vụ thống đốc bang.{{sfn|Aitken|pp=321–322}}
 
Nixon là một trong số ít lãnh đạo của Đảng Cộng hòa không bị quy trách nhiệm cho những kết quả tai hại này, và ông tìm cách dựa vào đó trong tổng tuyển cử quốc hội năm 1966. Ông tham gia vận động cho nhiều đảng viên Cộng hòa đang tìm cách giành lại những ghế bị mất trong tổng tuyển cử năm 1964 và nhận được tín nhiệm khi giúp đảng Cộng hòa giành được thêm nhiều ghế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ.{{sfn|Aitken|pp=323–326}}
Dòng 149:
[[Tập tin:Lyndon Johnson Richard Nixon 1968.jpg|thumb|200px|Nixon và Johnson họp tại Nhà Trắng trước khi Nixon được đề cử, tháng 7 năm 1968.]]
 
Đến cuối năm 1967, Nixon nói với gia đình mình rằng ông có kế hoạch tranh cử tổng thống lần thứ nhì. Mặc dù Pat Nixon không phải luôn thích thú sinh hoạt công cộng{{sfn|Parmet|p=502}} (chẳng hạn bà từng thấy ngượng khi cần phải tiết lộ gia cảnh bần hàn thế nào trong diễn văn Checkers),{{sfn|Morris|pp=410–411}} song bà ủng hộ tham vọng của chồng. Nixon tin rằng khi những người Dân chủ bị chia rẽ trong vấn đề [[Chiến tranh Việt Nam]], một người Cộng hòa có một cơ hội tốt để chiến tônggthắng, song ông cho rằng cuộc bầu cử sẽ sít sao như hồi năm 1960.{{sfn|Parmet|p=502}}
 
Một trong những mùa bầu cử sơ bộ náo nhiệt nhất cho đến đương thời thời bắt đầu trong khi [[Sự kiện Tết Mậu Thân]] bùng phát, tiếp đến là Tổng thống Lyndon Johnson rút lui trong vai trò ứng cử viên sau khi bất ngờ chịu kết quả kém trong bầu cử sơ bộ tại New Hampshire; tiếp đến là vụ ám sát một ứng cử viên Dân chủ là Thượng nghị sĩ [[Robert F. Kennedy]] ngay sau khi người này giành tônggthắng lợi trong bầu cử sơ bộ tại California. Bên phía Đảng Cộng hòa, đối thủ chính của Nixon là Thống đốc Michigan [[George W. Romney|George Romney]], song cả Thống đốc New York [[Nelson Rockefeller]] và Thống đốc California [[Ronald Reagan]] đều hy vọng trở thành ứng cử viên được đề cử trong một đại điều phối. Nixon giành được quyền đề cử trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên.{{sfn|Parmet|pp=503–508}} Ông lựa chọn Thống đốc Maryland [[Spiro Agnew]] làm người đồng tranh cử, Nixon tin rằng lựa chọn này sẽ đoàn kết đảng, thu hút cả những người miền Bắc ôn hòa và những người miên Nam bất mãn với Đảng Dân chủ.{{sfn|Parmet|p=509}}
 
Đối thủ Dân chủ của Nixon trong tổng tuyển cử là Phó Tổng thống [[Hubert Humphrey]], người này giành được đề cử trong một đại hội ghi dấu với các hành động kháng nghị bạo lực.{{sfn|Nixon Library, President}} Trong suốt chiến dịch, Nixon miêu tả bản thân là một nhân vật kiên định trong một giai đoạn náo động và biến động trên toàn quốc.{{sfn|Nixon Library, President}} Ông kêu gọi tới những người mà sau đó ông gọi là "đa số im lặng" gồm những người Mỹ bảo thủ về xã hội, những người không thích thứ hippie phản văn hóa và các cuộc thị uy [[Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam|phản chiến]]. Spiro Agnew trở thành một người chỉ trích ngày càng lớn tiếng những nhóm này, củng cố vị thế của Nixon với cánh hữu.{{sfn|Morrow|1996-09-30}}
Dòng 159:
Những nhà đàm phán của Lyndon Johnson hy vọng đạt được một thỏa thuận đình chiến tại Việt Nam trước bầu cử. Nixon nhận được phân tích sắc sảo về các cuộc đàm phán từ [[Henry Kissinger]], đương thời là một cố vấn cho nhà đàm phán Hoa Kỳ [[W. Averell Harriman]], và chiến dịch tranh cử của ông có tiếp xúc thường xuyên với [[Anna Chennault]] (Trần Hương Mai người Hoa, vợ tướng Chennault) tại Sài Gòn. Người phụ nữ này khuyên [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa|Tổng thống]] [[Việt Nam Cộng hòa]] [[Nguyễn Văn Thiệu]] không đến [[Paris]] để tham gia đàm phán, ám chỉ rằng Nixon sẽ đưa lại cho ông ta thỏa thuận tốt hơn nếu đắc cử. Johnson nhận biết được điều đang diễn ra, do tổng thống cho đặt máy nghe lén cả Anna Chennault và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Washington, và nổi giận trước điều mà tổng thống cho là một nỗ lực của Nixon nhằm phá hoại chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng 10, mặc dù không có thỏa thuận, Johnson tuyên bố đơn phương tạm dừng ném bom, và rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ bắt đầu tại Paris vào ngày 6 tháng 11, tức một ngày sau ngày bầu cử. Ngày 2 tháng 11, sau khi một lần nữa nói chuyện với Anna Chennault, Nguyễn Văn Thiệu nói rằng ông sẽ không đến Paris. Johnson gọi điện thoại cho Nixon, song Nixon phủ nhận bất kỳ dính líu nào; song Tổng thống không tin ông. Lyndon Johnson cảm thấy ông không thể công khai đề cập đến dính líu của Anna Chennault do điều này biết được là nhờ nghe lén, song nói với Hubert Humphrey và người này chọn cách không sử dụng thông tin.{{sfn|Langguth|pp=524–527}}
 
Trong cuộc đua ba bên giữa Nixon, Humphrey, và ứng cử viên độc lập là Thống đốc Alabama [[George Wallace]], Nixon đánh bại Humphrey với chênh lệnh gần 500.000 phiếu phổ thông, ông giành được 301 phiếu đại cử tri đoàn so với 191 của Humphrey và 46 của Wallace.{{sfn|Nixon Library, President}}{{sfn|Black|p=558}} Trong diễn văn tônggthắng lợi, Nixon cam kết rằng chính phủ của ông sẽ cố gắng đoàn kết quốc gia đang chia rẽ.{{sfn|Evans & Novak|pp=33–34}} Nixon nói: "Tôi đã nhận được một thông điệp rất lịch sử từ Phó Tổng thống, chúc mừng tôi vì tônggthắng cử. Tôi chúc mừng ông ấy vì sự đấu tranh hào hiệp và dũng cảm của ông ấy trước những bất hòa lớn. Tôi cũng kể cho ông ấy rằng tôi biết rõ ông ấy cảm thấy thế nào. Tôi biết sẽ cảm thấy thế nào khi mất một thứ ở ngay tầm tay."{{sfn|UPI 1968 in Review}}
{{clear}}
 
Dòng 180:
{{chính|Chiến tranh Việt Nam}}
 
Khi Nixon nhậm chức, có khoảng 300 quân nhân Hoa Kỳ tử chiến mỗi tuần tại Việt Nam, và quần chúng Hoa Kỳ không hoan nghênh cuộc chiến này, với các cuộc kháng nghị bạo lực nhằm phản chiến đang diễn ra. Chính phủ Lyndon Johnson chấp thuận đình chỉ ném bom để đổi lấy các cuộc đàm phán không có điều kiện tiên quyết, song thỏa thuận này không bao giờ có hiệu lực đầy đủ. Theo Walter Isaacson, không lâu sau khi nhậm chức, Nixon kết luận rằng không thể giành chiến tônggthắng trong Chiến tranh Việt Nam và ông quyết định nhanh chóng kết thúc chiến tranh.{{sfn|Drew|p=65}} Ngược lại, Conrad Black cho rằng Nixon thực sự tin tưởng rằng ông có thể đe dọa [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] bằng "thuyết Madman".{{sfn|Black|p=572, 1055: "Nixon, so often a pessimist, thought he could end the Vietnam war within a year....He somehow imagined he could partly replicate Eisenhower's peace in Korea."}} Nixon tìm kiếm một số dàn xếp mà theo đó cho phép lực lượng Hoa Kỳ triệt thoái, trong khi để lại một Việt Nam Cộng hòa vững chắc trước sự tấn công.{{sfn|Black|p=569}}
 
[[Tập tin:Nixon Cambodia.jpg|thumb|Nixon phát biểu trước quốc dân về cuộc xâm nhập Campuchia]]
Dòng 203:
Nixon từng là một người ủng hộ mạnh mẽ đối với Kennedy trong sự kiện [[Sự kiện Vịnh Con Lợn|xâm nhập vịnh con Lợn]] năm 1961 và [[khủng hoảng tên lửa Cuba]] năm 1962; đến khi nhậm chức ông tăng cường các chiến dịch bí mật nhằm chống Cuba và Chủ tịch nước này là [[Fidel Castro]]. Thông qua bạn của mình là [[Bebe Rebozo]], Nixon duy trì các quan hệ thân cận với cộng đồng người Cuba lưu vong tại Mỹ, họ thường đề xuất các phương pháp đối phó với Castro. Những hành động này khiến người Liên Xô và người Cuba lo ngại, họ lo rằng Nixon có thể tấn công Cuba và phá vỡ sự thỏa thuận giữa Kennedy và Khrushchev vốn giúp chấm dứt khủng hoảng tên lửa. Đến tháng 8 năm 1970, Liên Xô đề nghị Nixon tái xác nhận thỏa thuận; Nixon chấp thuận dẫu cho ông có đường lối cứng rắn với Fidel Castro. Quá trình thực thi thỏa thuận vẫn chưa được hoàn thành do Liên Xô bắt đầu mở rộng căn cứ của họ tại cảng [[Cienfuegos]] của Cuba vào tháng 10 năm 1970. Sau đó xảy ra một cuộc đối kháng quy mô nhỏ, kết thúc bằng một thỏa thuận mà theo đó Liên Xô sẽ không sử dụng Cienfuegos cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Trao đổi công hàm ngoại giao cuối cùng nhằm tái xác nhận thỏa thuận năm 1962 được tiến hành trong tháng 11 năm đó.{{sfn|Ambrose|1989|pp=379–383}}
 
Việc ứng cử viên Marxist [[Salvador Allende]] tham gia tranh cử [[Tổng thống Chile]] vào tháng 9 năm 1970 thúc đẩy Nixon và Kissinger theo đuổi một chiến dịch mạnh mẽ nhằm bí mật chống Allende,<ref name="The Pinochet File">{{chú thích sách|last=Kornbluh|first=Peter|title=The Pinochet File: A Declassified Dossier on Atrocity and Accountability|year=2003|publisher=The New Press|location=New York|isbn=1-56584-936-1}}</ref>{{rp|25}} đầu tiên là thuyết phục cho Quốc hội Chile xác nhận [[Jorge Alessandri]] là người chiến tônggthắng trong bầu cử và sau đó đưa tin cho các sĩ quan quân đội về việc Hoa Kỳ ủng hộ một cuộc đảo chính.<ref name="The Pinochet File"/> Các hỗ trợ khác bao gồm cả các cuộc đình công có tổ chức nhằm chống Allende và tài trợ cho các đối thủ của Allende. Thậm chí có thông tin rằng đích thân Nixon cho phép cung cấp tài trợ bí mật để in các thông điệp chống Allende trên một báo nổi tiếng của Chile.<ref name="The Pinochet File"/>{{rp|93}} Sau một giai đoạn bất ổn xã hội, chính trị, và kinh tế kéo dài, Tướng [[Augusto Pinochet]] lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính bạo lực vào tháng 9 năm 1973; Allende tự sát.{{sfn|Black|p=921}}
 
==== Liên Xô ====
Dòng 245:
==== Không gian ====
[[Tập tin:President Nixon welcomes the Apollo 11 astronauts aboard the U.S.S. Hornet.jpg|thumb|right|Nixon thăm các phi hành gia [[Apollo 11]] năm 1969.]]
Tháng 7 năm 1969, [[Apollo 11]] được phóng, Hoa Kỳ giành chiến tônggthắng trong cuộc đua để phi hành gia đổ bộ lên [[Mặt Trăng]] sau một nỗ lực quốc gia kéo dài gần một thập niên. Nixon nói chuyện với [[Neil Armstrong]] và [[Buzz Aldrin]] khi họ đi trên Mặt Trăng. Ông gọi cuộc đối thoại là "cuộc điện thoại mang tính lịch sử lớn nhất từng được tiến hành từ Nhà Trắng".{{sfn|Parmet|p=563}} Tuy nhiên, Nixon không muốn duy trì tài trợ cho [[NASA]] ở mức cao như trong suốt thập niên 1960 khi NASA chuẩn bị đưa người lên Mặt Trăng. Quản trị viên NASA [[Thomas O. Paine]] phác thảo một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thiết lập một căn cứ thường trực trên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1970 và thực hiện một hành trình có người lên [[sao Hỏa]] sớm nhất là vào năm 1981. Tuy nhiên, Nixon bác bỏ cả hai đề xuất.{{sfn|Handlin}}
 
Nixon cũng hủy bỏ chương trình Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1969, do các vệ tinh gián điệp không người lái được chứng minh là có hiệu quả hơn về chi phí để hoàn thành mục tiêu do thám tương tự.{{sfn|Hepplewhite|pp=204–205|loc=ch. 5}}
Dòng 254:
==== Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1972 ====
 
Richard Nixon tin rằng việc ông lên nắm quyền đạt đỉnh tại một thời điểm tái tổ chức chính trị. "Miền Nam chắc công" của Đảng Dân chủ từ lâu là nguyên nhân khiến các tham vọng của Đảng Cộng hòa bị thất bại. Barry Goldwater giành chiến tônggthắng tại một vài bang miền Nam do phản đối [[Đạo luật Dân quyền 1964]], song bị những người miền Nam ôn hòa hơn xa lánh. Các nỗ lực của Richard Nixon nhằm giành sự ủng hộ của miền Nam vào năm 1968 bị ảnh hưởng do ứng cử viên ủng hộ kỳ thị chủng tộc George Wallace cũng tham gia. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Richard Nixon theo đuổi một [[chiến lược miền Nam]] bằng các chính sách, như các chính sách phế bỏ kì thị chủng tộc của ông, được người Da trắng miền Nam chấp thuận rộng rãi, khuyến khích họ tái tập hợp bên Đảng Cộng hòa sau thời đại Dân quyền. Ông tiến cử hai người bảo thủ miền Nam là Clement Haynsworth và G. Harrold Carswell làm thẩm phán [[Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ|Tối cao Pháp viện]], song cả hai đều không được Thượng viện phê chuẩn.{{r|Mason-Small}}
 
[[Tập tin:Nixon campaigns.jpg|thumb|Richard Nixon tiếp xúc với công chúng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1972.]]
Dòng 260:
Richard Nixon ghi danh trong cuộc bầu cử sơ bộ New Hampshire vào ngày 5 tháng 1 năm 1972, trên thực tế có nghĩa là công bố ông tái ứng cử chức vụ tổng thống.{{sfn|Black|p=766}} Gần như chắc chắc được Đảng Cộng hòa đề cử,{{sfn|Black|p=795}} Tổng thống ban đầu kỳ vọng đối thủ Dân chủ của ông là Thống đốc [[Massachusetts]] [[Ted Kennedy]], song người này hầu như bị loại khỏi cuộc đua sau sự kiện Chappaquiddick.{{sfn|Black|p=617}}
 
Ngày 10 tháng 6, Thống đốc [[Nam Dakota]] George McGovern giành tônggthắng lợi trong bầu cử sơ bộ tại California và đảm bảo quyền được Đảng Dân chủ đề cử.{{sfn|Black|p=816}} Tháng sau đó, Richard Nixon được tái đề cử trong Đại hội toàn quốc năm 1972 của Đảng Cộng hòa. Ông bác bỏ cương lĩnh chính trị của Đảng Dân chủ khi cho nó là hèn nhát và gây bất hòa.{{sfn|Black|p=834}} George McGovern có ý định giảm mạnh chi tiêu quốc phòng{{sfn|White|p=123}} và ủng hộ ân xá cho những người trốn quân dịch cũng như quyền phá thai. Richard Nixon dẫn trước trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến trong toàn bộ chu trình tranh cử, và tái đắc cử vào ngày 7 tháng 11 năm 1972 với số phiếu dẫn trước thuộc hàng cao nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông đáng bại McGovern với trên 60 % số phiếu phổ thông, chỉ thua tại Massachusetts và [[Washington, D.C.|quận Columbia]].{{sfn|Parmet|p=629}}
 
==== Watergate ====
Dòng 295:
Việc Richard Nixon từ nhiệm không giúp chấm dứt đề nghị của nhiều người nhằm khiến ông bị trừng phạt. Nhà Trắng của Ford cân nhắc về một lệnh ân xá cho Richard Nixon, song điều này không được công chúng hoan nghênh. Richard Nixon tiếp xúc với những phái viên của Ford, ông ban đầu miễn cưỡng trong việc chấp thuận ân xá, song sau đó đồng ý làm như vậy. Tuy nhiên, Ford khăng khăng yêu cầu ông thực hiện một bản tuyên bố hối lỗi; Richard Nixon cảm thấy rằng ông không phạm tội gì và không cần phải đưa ra một văn kiện như vậy. Ford cuối cùng đồng ý, và vào ngày 8 tháng 9 năm 1974, đương kim tổng thống đương thời ban cho Richard Nixon một "một lệnh ân xá đầy đủ, tự do và tuyệt đối", theo đó loại trừ bất kỳ khả năng truy tố nào đối với ông. Richard Nixon sau đó đưa ra một bản tuyên bố, trong đó nói rằng ông đã sai khi không hành động kiên định hơn và quả quyết hơn khi xử sự vụ Watergate. Ông bày tỏ hối tiếc và đau khổ về sai lầm của mình.{{sfn|Aitken|p=532}}{{sfn|Black|p=990}}
 
Đến tháng 10 năm 1974, Richard Nixon đổ bệnh [[viêm tĩnh mạch]]. Các bác sĩ nói với Richard Nixon rằng ông phải phẫu thuật nếu không sẽ tử vong, Richard Nixon miễn cưỡng lựa chọn phẫu thuật, và Tổng thống Ford đến thăm ông trong bệnh viện. Richard Nixon nhận trát hầu tòa khi xét xử ba trong số các trợ thủ cũ của mình là Dean, Haldeman, và John Ehrlichman. Thẩm phán John Sirica miễn cho việc Richard Nixon hiện diện bất chấp phản đối của các bị cáo.{{sfn|Aitken|pp=533–534}} Quốc hội chỉ thị cho Tổng thống Ford giữ lại các văn kiện trong thời tổng thống của Richard Nixon, khởi đầu một cuộc chiến pháp ký kéo dài trong ba thập niên với tônggthắng lợi của cựu tổng thống và tài sản của ông.{{sfn|Black|pp=994, 999}} Richard Nixon ở trong bệnh viện khi diễn ra bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1974, vụ Watergate và lệnh ân xá góp phần khiến Đảng Cộng hòa mất 43 ghế trong Hạ viện và 3 ghế trong Thượng viện.{{sfn|Black|p=998}}
 
=== Trở lại sinh hoạt công cộng ===
Dòng 346:
Tính cách cá nhân và nhận thức của công chúng về nó luôn theo sát sự nghiệp của Richard Nixon. Những nhà biếm họa xã luận và diễn viên hài kịch thường cường điệu hóa diện mạo và phong cách của ông, đến mức ranh giới giữa con người và các biếm họa ngày càng trở nên mờ nhạt. Ông thường được phác họa là không cạo râu, vai xuôi, trán có nếp nhăn và đầy mồ hôi.{{sfn|Reeves|pp=281–283}}
 
Richard Nixon có tính cách phức tạp, vừa bí ẩn và vụng về, hơn nữa còn đặc biệt thận trọng về chính mình. Ông có khuynh hướng giữ khoảng cách với mọi người và tuân theo nghi thức trên mọi phương diện, mặc một áo choàng và buộc dây ngay cả khi ở nhà một mình.{{sfn|Drew|p=150}} Nhà viết tiểu sử về Richard Nixon là Conrad Black miêu tả ông là người cương ngạnh song cũng thấp thỏm bất an với bản thân trên các phương diện nhất định.{{sfn|Black|p=574}} Theo Conrad Black, Richard Nixon nghĩ rằng mình phải chịu sự phỉ báng, hai mang, phiền nhiễu bất công, hiểu lầm, xem thường, phải chịu những thử thách của [[sách Job|Job]], song ông rốt cuộc sẽ tônggthắng thế dựa vào ý chí mạnh mẽ, tính kiên trì, và tính cần mẫn của bản thân.{{sfn|Black|p=700}} Nhà viết tiểu sử Elizabeth Drew tổng kết Richard Nixon như một "người thông minh, tài hoa, song đặc biệt nhất và chịu quấy nhiễu nhiều nhất trong các tổng thống".{{sfn|Drew|p=151}}
 
Trong tháng 10 năm 1999, một trong số những cuốn băng ghi âm tại Nhà Trắng vào năm 1971 được công bố, trong cuốn băng có những phát biểu của Richard Nixon được xem là xúc phạm đến người Do Thái.{{sfn|Lardner & Dobbs}} Trong một đàm thoại với [[H. R. Haldeman]], Richard Nixon nói rằng Washington bị "dân Do Thái tràn ngập" và rằng "đại bộ phận người Do Thái đều không trung thành," ngoại lệ là một số trợ thủ cao cấp của ông.{{sfn|Noah|1999-10-07}} Cũng trong các băng ghi âm vào năm 1971, Richard Nixon phủ nhận bản thân là người [[Chủ nghĩa bài Do Thái|bài Do Thái]], nói rằng "Nếu người nào đó từng ngồi trên cái ghế này có lý do để bài Do Thái, thì đó là tôi... Và tôi không như vậy, ông hiểu ý tôi chứ?"{{sfn|Noah|1999-10-07}}