Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kitô giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của Mminhdat (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngomanh123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 5:
Trải qua hai [[thiên niên kỷ]], các bất đồng về [[thần học]] và [[giáo hội học]] đã hình thành các [[hệ phái Kitô giáo|hệ phái]] khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]], [[Kháng Cách]], [[Chính thống giáo Đông phương]], và [[Chính thống giáo Cựu Đông phương]]. Công giáo Tây phương, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt [[hiệp thông]] với nhau trong cuộc [[Ly giáo Đông–Tây]] năm 1054 và cuộc [[Ly giáo Chalcedon]] khởi đầu năm 451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc [[Cải cách Kháng nghị]] thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015).<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=World's largest religion by population is still Christianity|url=http://www.pewresearch.org/fact-tank/2017/04/05/christians-remain-worlds-largest-religious-group-but-they-are-declining-in-europe/|nhà xuất bản=Pew Research Center|ngày tháng = ngày 5 tháng 4 năm 2017}}</ref>
 
Từ nguyên của "[[Kitô (danh hiệu)|Kitô]]" là {{lang|grc|Χριστός}} (''Khristos'') trong [[tiếng Hy Lạp]], nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch theo danh hiệu ''[[Messiah]]'' trong [[tiếng Hebrew]]. Trong [[tiếng Việt]], người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi danh hiệu này của Đức Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát từ [[chữ Hán|chữ Nho]] (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi '''Thiên Chúa giáo''' để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.
 
== Lịch sử ==