Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Xương Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 35:
==Diễn biến==
===Quân Minh cầm cự===
Các tướng [[nhà Minh]] trấn giữ thành Xương Giang là Kim Dận, Lý Nhậm, Mã Trí, Lưu Nhuận, Lưu Tử Phụ và Cố Phúc. Trong đó Lý Nhậm là viên tướng mới đến nhận chức tại đây. Các tướng Minh rất chú trọng việc giữ thành làm điểm tựa trên con đường rút lui<ref name="ReferenceD">[[Lê Quý Đôn]], sách đã dẫn, tr. 189.</ref> và cho viện binh tiến sang. Thấy [[Vương Thông]] bại trận, quân [[Lam Sơn]] mạnh và đông hơn, các tướng Minh rút vào thành phòng giữ.
 
[[Lê Lợi]] cũng đặc biệt chú trọng tới [[Xương Giang (thành)|thành Xương Giang]]. Ông ra lệnh cho các trấn đã nằm dưới quyền kiểm soát của quân [[Lam Sơn]] vận chuyển lương thực cung cấp cho lực lượng đánh thành Xương Giang<ref>[[Lê Quý Đôn]], sách đã dẫn, tr. 54.</ref>.
 
Tháng 2 năm [[1427]], tướng giữ thành [[Nghệ An]] là đôĐô đốc [[Thái Phúc]] đầu hàng quân Lam Sơn, nộp thành. [[Lê Lợi]] sai Thái Phúc đến dưới thành Xương Giang kêu gọi Lý Nhậm đầu hàng. Lý Nhậm không chịu, mắng và định lấy súng bắn [[Thái Phúc]]. Quân Lam Sơn bèn mang Thái Phúc đi<ref name="ReferenceB"/>.
 
Các tướng [[Lam Sơn]] bèn tập trung quân đánh thành. Trong quân có cả [[voi]], dùng hàng rào rùa đen, xe Lã công, thang mây vây đánh. Lý Nhậm và Cố Phúc trong thành cho những người già, phụ nữ và thiếu niên ở lại giữ thành, tự mình mang quân tinh nhuệ mở cửa thành xông ra. Quân Lam Sơn hơi lùi, quân Minh bèn tiêu hủy những chiến cụ đánh thành<ref name="ReferenceB"/>.
 
Sau đó quân Minh yếu thế hơn lại phải rút vào thành. Quân Lam Sơn đắp lũy bên ngoài, dùng pháo bắn đạn rót vào trong thành. Lý Nhậm và Cố Phúc nhân lúc đêm tối lại mang quân ra đánh vào trại quân Lam Sơn. Hai bên giằng co không phân thắng bại.
 
[[Lê Sát]] và [[Nguyễn Lý]] lại dùng cách sai quân đào địa đạo, muốn đi ngầm vào thành. Lý Nhậm cho đào hào chắn ngang và ném đá xuống, nên những binh sĩ [[Lam Sơn]] đột nhập đều tử trận<ref name="ReferenceB"/>.
 
Quân Lam Sơn tấn công suốt 6 tháng. Hai bên giao tranh hơn 30 trận, quân Minh trong thành chết hơn một nửa<ref name="ReferenceB"/> nhưng quân Lam Sơn vẫn không hạ được thành.
 
===Quân Lam Sơn hạ thành===
Tại nhiều thành trì khác bị vây hãm, thành đã bị hạ hoặc quân Minh ra hàng. Đến mùa thu năm [[1427]], viện binh của [[Minh Tuyên Tông]] điều động do [[Liễu Thăng]] và [[Mộc Thạnh]] chỉ huy chia làm hai cánh sắp tiến sang. [[Lê Lợi]] lo lắng, điều thêm [[Trần Nguyên Hãn]] (mới được phong Thái úy) mang thêm quân tiếp viện cho [[Lê Sát]] và [[Nguyễn Lý]], giục phải đánh hạ gấp thành Xương Giang.
 
Được dân địa phương ủng hộ, các tướng [[Lam Sơn]] dùng kế khuếch trương lực lượng, dựng thành giả đối diện với thành Xương Giang để quân Minh tưởng lực lượng bên ngoài rất áp đảo. Quân Lam Sơn chặt tre và nứa trong những vùng lân cận và cùng dân hợp sức dựng thành. Dân làng Đông Nham dựng thành, còn dân làng Nam Xương vẽ hình gạch xây thành. Chỉ qua một đêm, thành dựng xong. Hôm sau, quân Minh trong thành nhìn ra xa đã thấy tòa thành dựng xong rất ngạc nhiên, suy giảm tinh thần chiến đấu<ref name="ReferenceA"/>.
 
[[Trần Nguyên Hãn]] và [[Lê Sát]] đốc quân đánh thành gấp. Có lực lượng đông đảo, các tướng chia quân ra bốn mặt, cùng lúc dùng các chiến cụ và khí giới hiện có như hỏa pháo, thang mây, tên lửa, nỏ cứng; lại đào địa đạo lần nữa, cùng lúc đánh từ bốn mặt thành<ref name="ReferenceD"/>. Trong lực lượng đào hào xuyên thành có cả sự tham gia của dân địa phương<ref name="ReferenceC">Nhiều tác giả, sách đã dẫn, tr. 145.</ref>.
 
Trong thành, quân Minh giao tranh liên tục 9 tháng, lực lượng bị mất mát, tướng sĩ mỏi mệt, lương thực không còn đủ dùng. Sau một giờ giao tranh<ref name="ReferenceD"/>, quân [[Lam Sơn]] trèo thang mây đánh lên, cuối cùng chiếm được cửa thành. Lý Nhậm cố sức đốc suất quân lính ra đánh để chiếm lại cửa thành, bị quân Lam Sơn đánh lui.
 
Lý Nhậm lại đốc quân tiến đánh lần nữa nhưng vẫn bị đánh bật lại. Ba lần Lý Nhậm tiến ra đều bị quân Lam Sơn đẩy lùi. Lúc đó các tướng Lam Sơn ở phía sau dùng [[voi]] trận và huy động thêm quân tiến vào. Trước thế mạnh của quân Lam Sơn, Lý Nhậm, Kim Dận và Cố Phúc chống không nổi, đều tự vẫn. Viên quan văn là Mã Trí, chỉChỉ huy Lưu Thuận, triTri phủ Lưu Tử Phụ cũng thắt cổ chết. Mấy ngàn quân Minh cùng dân không hàng bị giết<ref name="ReferenceB"/>.
 
Chiếm được thành, [[Lê Lợi]] hạ lệnh mang ngọc lụa và con gái trong thành thưởng hết cho tướng sĩ. Tổng binh [[Vương Thông]] ở [[Đông Quan]] nghe tin, làm 2 bài văn tế các tướng sĩ nhà Minh tử trận tại đây<ref name="ReferenceE">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 10]</ref>.
 
Sử cũ ghi nhận ngày [[8 tháng 9]] năm [[Đinh Mùi]] ([[1427]]), thành Xương Giang bị hạ. Thời điểm đó, sử Việt ghi nhận cách chỉ cách 10 ngày trước khi cánh quân cứu viện của [[Liễu Thăng]] tiến sang<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 10] xác nhận ngày [[Liễu Thăng]] tiến vào cửa Pha Lũy là ngày [[18 tháng 9]] âm lịch.</ref>; sử [[Trung Quốc]] lại ghi nhận thời điểm thành bị hạ chỉ cách 2 ngày [[Liễu Thăng]] vào cửa Ải Lưu<ref>Hồ Bạch Thảo, sách đã dẫn, tr. 171. [[Minh thực lục]] cho biết [[Liễu Thăng]] tiến sang ngày 10 tháng 9 âm lịch.</ref>.
 
Biết quân Minh sẽ tiến đến vùng này, [[Lê Lợi]] hạ lệnh cho dân các xứ Lạng Giang, [[Bắc Giang]], TàmTam Đái, [[Tuyên Quang]], Quy Hóa dời vợ con của quân sĩ đi xa để tránh địch.
 
==Kết quả và ý nghĩa==