Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29:
Phúc Thần có ba hạng:
* '''Thượng đẳng thần''' là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Tản viên Sơn thánh, Cao sơn, Quý Minh Đổng thiên vương<ref>Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, sa. dhṛtarāṣṭra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm [[tinh thần|tâm thức]] con người trở nên thanh tịnh.</ref>, [[Thánh Gióng|Sóc thiên vương]], Chử đồng tử<ref>Chưa tra được. Không biết Phan Kế Bính có phải muốn nói đến [[Chử Đồng Tử]] hay không.</ref>, [[Liễu Hạnh công chúa]]... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: [[Lý Thường Kiệt]], [[Trần Hưng Đạo]]... Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần. Cũng có vị là nhân thần nhưng lại không được nhắc tới nhiều trong chính sử mà được nhắc tới nhiều trong dã sử và truyền thuyết như [[Đức thánh Tam Giang]].
* '''Trung đẳng thần''' là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Có những trung đẳng thần được thờ rất phổ biến như anh em Cao Lịch, Cao Khiển là [[tướng nhà Đinh]]. Ở các đền thờ vùng [[Ninh Bình]] thì Cao Lịch được sắc phong ''Lịch Lộ Đại Vươngvương trung đẳng thần'', [[Cao Khiển được phong ''Hành Khiển Đại Vươngvương trung đẳng thần]]''.
* '''Hạ đẳng thần''' do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.