Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Juhut (thảo luận | đóng góp)
Dòng 132:
Khi nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx cho rằng sự tích lũy tư bản được thực hiện bằng cách nhà tư bản trả lương cho công nhân thấp hơn giá trị gia tăng mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất, phần chênh lệch này được gọi là giá trị thặng dư. Tư bản tích lũy sẽ được đầu tư tái sản xuất mở rộng. Qua nhiều lần tái sản xuất mở rộng, năng lực của toàn bộ nền sản xuất ngày càng lớn, tạo ra một giá trị được thể hiện bằng một lượng hàng hóa vượt quá sức mua của toàn xã hội. Khi nền sản xuất đạt đến trạng thái này, khủng hoảng kinh tế xảy ra. Trong thời kỳ khủng hoảng tổng cầu thấp hơn tổng cung, hàng hóa dư thừa không có nơi tiêu thụ. Do không bán được sản phẩm, các doanh nghiệp không thu hồi được chi phí để tái sản xuất nên phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công hoặc phá sản. Trong dài hạn, các doanh nghiệp sẽ giảm giá để bán hết lượng hàng hóa tồn kho khiến tổng cung và tổng cầu dần trở lại mức cân bằng. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn khủng hoảng, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng vạn doanh nghiệp phá sản để lại hậu quả to lớn cho xã hội trên phạm vi toàn cầu do các nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc vào nhau. Để giải quyết tình trạng này cần thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một quan hệ sản xuất mới trong đó sự tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng được thực hiện tốt hơn cách mà chủ nghĩa tư bản đang thực hiện. Các nhà kinh tế khác như [[John Maynard Keynes]] đề ra giải pháp nhà nước sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng tổng cầu nhằm đưa nền kinh tế trở về trạng thái toàn dụng và đưa thất nghiệp trở về tỷ lệ tự nhiên chứ không để nền kinh tế tự điều chỉnh nhằm hạn chế đến mức tối đa những hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước có thể giúp cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, các nguồn lực được phân phối hợp lý hơn và nâng cao phúc lợi xã hội. Nhà nước là người hỗ trợ cho thị trường trong việc quản lý các nguồn lực. Tuy nhiên nếu nhà nước thất bại trong việc can thiệp vào thị trường khiến thị trường hoạt động kém hiệu quả hơn, các nguồn lực bị phung phí và phân phối bất hợp lý thì sự thất bại của thị trường sẽ biến thành sự thất bại của nhà nước. Giải pháp của Marx, Keynes hoặc bất cứ một nhà kinh tế nào khác đều có điểm chung là nhà nước phải can thiệp để sửa chữa những thất bại của thị trường dù mỗi trường phái kinh tế học có cách giải thích khác nhau về những thất bại này. Marx triệt để hơn những người khác khi ông chủ trương tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước. Dù được giải quyết theo cách nào thì khủng hoảng kinh tế cũng cho thấy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có những hạn chế của nó mà Marx xem là quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất do đó kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
 
Hơn nữa, sự phát triển của các môn khoa học xã hội giúp người ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại và vận động của xã hội. Cũng như Saint Simon, người được mệnh danh là cha đẻ của [[chủ nghĩa xã hội]], Marx tin rằng xã hội loài người có thể hoạt động theo lý tính dựa trên những kiến thức khoa học đã tích lũy được chứ không còn vận động một cách tự phát như trước, loài người sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác<ref>Saint-Simon and His Influence on Karl Marx, Alice M. MacIver, Economica No. 6 (Oct., 1922), pp. 238-245</ref>. Theo ông "''Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới''<ref>C.Mac và Ăng-ghen: Tuyển tập, tập 11, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, năm 1980, trang 258</ref>". Đây là quan điểm [[duy lý]] về xã hội loài người, là lối tư duy của [[chủ nghĩa duy lý]]. Marx và Engels đề ra một giải pháp giải quyết các vấn đề của thị trường bằng cách từng bước "''tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị''<ref name="manifesto">Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, [https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm Phần II: Những người vô sản và những người cộng sản]</ref>". Hai ông cũng đề xuất nhiều biện pháp cải cách kinh tế - xã hội như "''áp dụng thuế luỹ tiến cao''", "''tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước''", "''tăng thêm số công xưởng nhà nước''", "''giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em''", "''xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng''"...<ref name="manifesto"/> mà ngày nay đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc các nhà nước hiện đại ban hành các quy định, thực thi những chính sách can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội chứng tỏ ý tưởng của Marx hoàn toàn hợp lý. Chủ nghĩa Marx phản ánh nhu cầu cần có sự can thiệp lớn hơn của nhà nước vào các hoạt động xã hội để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội hiện đại. Chính vì thế Marx bị những nhà kinh tế theo trường phái [[kinh tế học cổ điển]] với niềm tin trị trường có khả năng tự điều chỉnh để giải quyết các vấn đề của nó và những người theo [[chủ nghĩa tự do]] chủ trương hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, rộng hơn là vào đời sống xã hội phản đối gay gắt dù mục tiêu của Marx khi ủng hộ sự can thiệp của nhà nước cũng là để bảo vệ các quyền tự do của con người. Chủ nghĩa Marx thường bị đả kích bởi những người ủng hộ [[chủ nghĩa tư bản]], nhưng nó thật sự là liều thuốc chữa những "căn bệnh" của chủ nghĩa tư bản.
 
Theo Marx tư bản là một lực lượng xã hội "''Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội.<ref name="manifesto"/>"'' nên tư bản cần được xã hội kiểm soát bằng một hình thức sở hữu tập thể. Marx lập luận ''"nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.<ref name="manifesto"/>''". Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến toàn thể xã hội do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải được quản lý, điều tiết bởi một tổ chức hoạt động vì lợi ích xã hội chứ không phải vì lợi ích của cá nhân sở hữu doanh nghiệp.