Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 514:
*Đường lối cải cách sai lầm: Những cải cách của Gorbachev đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô hơn là cứu vãn tình hình<ref>[http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/cac-ban-dang-trung-uong/books-410120159545046/index-3101201594943465.html Vì sao Liên Xô sụp đổ: I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev], Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 26/01/2018</ref>. Những cải cách nới lỏng quyền kiểm soát đối với người dân và cải cách chính trị và kinh tế lại khiến chính phủ Liên Xô trở nên ngày một yếu đuối và dễ bị tổn thương do họ không còn quyền lực mạnh mẽ như trước đây. Nhiều người Liên Xô đã sử dụng quyền hạn mới của mình để tổ chức phê phán chính phủ và vào năm 1991, những người này đã thành công trong việc khiến chính quyền Liên Xô tan rã. Nhóm cải cách do [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov]] đứng đầu đã mắc những sai lầm mới: biến phản biện xã hội thành một quá trình không kiểm soát được, nhiều khi thành một hoạt động bừa bãi, mang tính [[vô chính phủ]].<ref>Trần Đăng Tuấn. Muốn có cái nhìn tổng quan về phản biện xã hội. Tạp chí Cộng sản điện tử, số 114-2006</ref> Không còn bị kiểm soát, các lực lượng chống Xô Viết đã tiến hành những hoạt động "diễn biến hòa bình", gây mâu thuẫn giữa các sắc tộc của Liên Xô.<ref>Ngô Hoan. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay, tr.67</ref> Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.<ref>Nguyễn Trọng Chuẩn và Iu.K.Pletnicốp (chủ biên). Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội, tr 89, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009</ref>
*[[Diễn biến hòa bình]] của phương Tây: Chính sách của Gorbachev khiến Nhà nước Liên Xô dần mất đi sự kiểm soát với truyền thông, báo chí và giới lý luận. Xuất hiện rất nhiều bài viết [[xét lại lịch sử]], xét lại chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò của [[Cách mạng Tháng Mười]] trên báo chí mà không bị ngăn chặn và xử lý. Các "[[tổ chức phi chính phủ]]" xuất hiện rất nhiều (hơn 30.000 tổ chức vào năm 1987), trong đó nhiều tổ chức nhận tài trợ nước ngoài, vận động ngầm hoặc công khai truyền bá tư tưởng phủ nhận Nhà nước Liên Xô. Nhiều đơn vị xuất bản, phát thanh, truyền hình được phương Tây tài trợ đã quay sang chỉ trích lịch sử cách mạng, khiến tư tưởng chính trị của Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng sụt giảm nghiêm trọng<ref>Tính trước nguy cơ 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Lý Thận Minh (chủ biên). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 170-171</ref>
*Sự tha hóa trong nội bộ Đảng và nhà nước: những năm 1960 và 1970 chứng kiến sự tha hóa của một bộ phận Đảng viên có chức vụ cao trong Đảng Cộng sản. Thời kỳ Lenin và Stalin, kỷ luật Đảng được thi hành nghiêm khắc, tham nhũng bị trừng trị rất nặng nên phần lớn Đảng viên các cấp đều liêm chính. Từ thời Khrushchev, do kỷ luật đảng bị buông lỏng nên một phận đảng viên trở nên tha hóa, họ không còn sợ bị xử phạt nghiêm khắc nên đã tham nhũng để sống xa hoa, gây ra sự bất bình cho người dân Liên Xô. Trong thế hệ trẻ có nhiều người không còn cảm tình với Đảng khi thấy có những đảng viên biến chất, không còn tư cách mẫu mực như dưới thời cha mẹ của họ. Khi Liên Xô rơi vào khủng hoảng trong những năm 1980, những người trẻ tuổi này không muốn đứng lên bảo vệ một nhà nước mà họ không có cảm tình. Ngay cả bộ phận Đảng viên tha hóa này cũng muốn phá bỏ Liên Xô, gạt bỏ những Đảng viên trung kiên và sự ràng buộc của điều lệ Đảng để họ có thể trục lợi được nhiều hơn. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước” .<ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/49434/Nhung-sai-lam-ve-nhan-thuc-ly-luan-dan-den-su-sup.aspx Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên bang Xô-Viết], Tạ Ngọc Tấn, Tạp chí Cộng sản, 12/2/2018</ref>
 
*Sức ép từ [[chiến tranh kinh tế]] của Phương Tây: Sự lãnh đạo của [[Ronald Reagan]] đã dẫn đến sự gia tăng lớn trong chi tiêu quân sự của Mỹ, cũng như nghiên cứu và phát triển nhiều vũ khí mới và tốt hơn. Điều này khiến cho Liên Xô cũng phải gia tăng chi tiêu của họ dành cho quốc phòng trong bối cảnh nền kinh tế đang dần rơi vào tình trạng trì trệ. Hoa Kỳ ủng hộ các phong trào phản kháng ở Đông Âu cùng lực lượng Hồi giáo tại Afghanistan buộc Liên Xô phải đưa quân can thiệp làm tăng chi phí quân sự, đồng thời họ phải tăng viện trợ cho các chính phủ ở đây nhằm duy trì ảnh hưởng tại các nơi này. Reagan không chỉ tấn công Liên Xô bằng chi tiêu quân sự; ông cũng tấn công nền kinh tế của họ. [[Hoa Kỳ]] đã phối hợp với Ả Rập Saudi tăng xuất khẩu dầu mỏ sang Châu Âu để đẩy giá dầu xuống và hạn chế sản lượng xuất khẩu của Liên Xô sang phương Tây, bên cạnh đó họ còn hạn chế Liên Xô tiếp cận công nghệ cao của phương Tây<ref>[http://www.unc.edu/depts/diplomat/item/2007/0103/book/book_sempa03.html Ronald Reagan and the End of the Cold War], Francis P. Sempa, American Diplomacy</ref>. Không có nguồn thu từ dầu mỏ, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu lâm vào trì trệ.
*Chính sách kinh tế cứng nhắc: Nền kinh tế của Liên Xô tập trung quá nhiều vào công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, mà không chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, điều kiện để duy trì mức sống cao. Trong những năm 1960-1970, kinh tế tăng trưởng nhanh, sức mua của người dân Liên Xô tăng mạnh, nhưng công nghiệp nhẹ không tăng đủ nhanh, nên đến thập niên 1980 các mặt hàng tiêu dùng như quần áo hay giày dép bị thiếu nguồn cung, nhiều công dân của Liên Xô có tiền nhưng lại không có hàng để mua. Sự thiếu hụt đã dấy lên những nghi ngờ về tính ưu việt của hệ thống Xô viết, khiến cho nhiều người mất niềm tin vào chính phủ và hi vọng về một sự thay đổi về hệ thống chính trị.