Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Henri Roussel de Courcy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
Ông được bổ nhiệm chính phủ Brisson tư lệnh [[quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ|quân đoàn viễn chinh Pháp tại Bắc Kỳ]], Việt Nam ngày 31/5/1885<ref>Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính, ''Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ XIX)'', quyển 3, tập 1 - phần 2, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1976, tr. 78</ref>, thay cho tướng [[Louis Alexandre Esprit Gaston Brière de l'Isle]]. Courcy đến Hạ Long ngày 1/6/1885, vài ngày trước khi Đô đốc [[Anatole Amédée Prosper Courbet]] chết ốm. Courcy làm Tổng công sứ Trung - Bắc Kỳ đầu tiên thay Courbet, đồng thời làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Tên này là đảng viên bảo hoàng hạng nặng, rất khát máu vì từng có mặt trên chiến trường thuộc địa. De Courcy có ít nhiều kinh nghiệm quân sự, nhưng kinh nghiệm ngoại giao thì tên này "dốt đặc thôi"<ref>Trần Văn Giàu, ''Chống xâm lăng'', Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 627</ref>.
 
Ngày 27/6/1885, khi De Courcy vừa đến Huế cùng với quan năm Kretin[[Cretin]] (Cơ-rê-tanh) dẫn 4 đại đội bộ binh vào Huế, Briere de l'Isle ở Hà Nội tuyên bố: "''Tôi lại luôn luôn nghĩ rằng cái cách duy nhất để giải quyết hiện tình là phải bắt cóc hai người quan phụ chính''". Đồng ý với De l'Isle, De Courcy cũng khẳng định: "''Phải giải quyết cả vấn đề này ngay tại Huế''"<ref>Trần Văn Giàu, ''Sách đã dẫn'', tr. 632</ref>. Courcy lập tức gọi Khâm sứ Huế là Lemaire ra báo cáo tường tận, sau đó cử De Champeaux sang thay Lemaire làm Khâm sứ Huế kế tiếp. Được sự đồng ý của chính phủ Paris, ngày 27/6/1885 De Courcy đem bốn đại đội lính thủy đánh bộ cùng hai tàu chiến từ Hải Phòng để vào thẳng Huế. Mục đích của hắn là dùng áp lực quân sự để loại bỏ phe chủ chiến trong triều đình Huế, giải tán quân triều đình ngay sau khi bắt cóc Tôn Thất Thuyết - biến triều đình mới thành công cụ tay sai cho Pháp<ref>Hoàng Văn Lân, ''Sách đã dẫn'', tr. 78 - 79</ref>. De Courcy cũng kiêu ngạo khi nghĩ rằng, với 1.000 quân Pháp và mấy tàu chiến, đại bác ở Huế; hắn đủ sức làm cho triều đình khiếp đảm mà phải quỳ gối trước hắn. Hắn cũng nghĩ rằng, triều đình Huế không thể chống Pháp bằng quân sự. De Courcy là tên võ phu chủ quan hạng nặng, tự phụ và không hề nghe ý kiến của ai cả<ref>Trần Văn Giàu, ''Sách đã dẫn'', tr. 635</ref>. Trong sách về nước An-nam, Gosselin viết: "(Courcy) ''khinh khi người An-nam lắm, ông tin rằng các quan An-nam không dám hành động gì; và ông cũng nghĩ rằng tiểu đoàn'' (Zouaves) ''và đại đội bộ binh đã đủ cho ông làm cho hội đồng phụ chính, triều đình và dân An-nam khiếp sợ''"<ref>Charles Gosselin, ''L'Empire d'Annam'', Perrin, 1904, p. 203</ref>.
 
Ngày 2/7/1885, De Courcy đưa quân đến cửa Thuận An. Triều đình cử 2 quan đại thần cùng Khâm sứ De Champeaux ra đón. Kinh thành Huế treo cờ và bắn 19 phát đại bác chào mừng, nhưng các quan đại thần lo ngại khi Courcy mang quá nhiều lính, vũ khí<ref>Vũ Huy Phúc và những người khác, ''Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896'', Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 611</ref>. De Courcy tỏ ra không ngại ngùng chi cả, hùng hổ kéo bộ hạ sang sứ quán Pháp rồi vào ngày 3/7, Courcy cho mời hội đồng phụ chính sang "thương nghị"<ref>Trần Văn Giàu, ''Sách đã dẫn'', tr. 636</ref> với hắn về việc Courcy được triều yết vua Hàm Nghi và trình quốc thư<ref>Hoàng Văn Lân, ''Sách đã dẫn'', tr. 79</ref>. Nhưng Tôn Thất Thuyết cảnh giác, cáo bệnh không đi; sang gặp Pháp chỉ có Nguyễn Văn Tường và Phan Thận Duật<ref>Chỗ này, GS Trần Văn Giàu chép là Phan Trọng Duật. Xin ghi lại để tham khảo</ref>. Tuy biết âm mưu bị lộ, nhưng De Courcy chưa chịu lùi. Ở triều đình, các quan nhiều lần khuyên Tôn Thất Thuyết sang "hội thương", nhưng ông không nghe và tăng cường quân đội chuẩn bị đối phó. Ít lâu sau, Courcy bèn phái bác sĩ Pháp là Madal sang chữa bệnh nhằm dò xét Thuyết, nhưng ông từ chối khéo rằng mình "không quen dùng thuốc tây"<ref>Vũ Huy Phúc, ''Sách đã dẫn'', tr. 612. </ref> và càng củng cố lực lượng và thành quách cẩn thận hơn nữa. Khoảng chiều ngày 3/7/1885, De Courcy cho đòi được đem quân qua cửa Ngọ Môn vào triều kiến vua Hàm Nghi tại điện Cần Chánh; muốn nhà vua xuống ngai ra đón để Courcy trao bản [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hòa ước Giáp Thân]]. Các quan triều đình phản đối, buộc hắn phải đi cửa cạnh (không được đi cửa giữa) và quân lính không được mang gươm theo; nhưng tên này nhất quyết không chịu. Đến khi tên cố đạo Caspard báo cho hắn về sự chuẩn bị gấp rút của phe chủ chiến, De Courcy hung hăng tuyên bố nếu cần, sẽ dùng vũ lực để đối phó. Tên này gấp rút tập hợp ngay trên 1.400 lính, 15 đại bác và 1 pháo thuyền trên sông Hương, 3 đại đội đóng ở đồn Mang Cá, 2 đại đội đóng ở hữu ngạn sông Hương. Tình hình hết sức căng thẳng<ref>Ghi tổng hợp theo sách của Trần Văn Giàu (tr. 636) và Vũ Huy Phúc (tr. 612 - 614)</ref>.