Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: replaced: tháng 5]], 18 → tháng 5 năm 18, tháng 7, 18 → tháng 7 năm [[18 using AWB
Đầy đủ thông tin về Nguyễn Thông
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
Nguyễn Thông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp làm quan; từ An Giang, Vĩnh Long đến Quảng Ngãi, Bình Thuận.9
[[Tập tin:Nguyen Thong.jpg|phải|nhỏ|Nguyễn Thông.]]
'''Nguyễn Thông''' ([[1827]]–[[-1884]]), tự '''HyHi Phần''', hiệu '''Kỳ Xuyên''', biệt hiệu '''Độn Am''';. Ông quanquê [[nhà Nguyễn]]thôn Bình Thanh, danhhuyện Tân [[ViệtThạnh, Nam]]phủ Tân nửaAn, đầutỉnh [[thếGia kỷĐịnh 19]](nay là Long An).
 
Theo sách Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long, thân phụ của ông là Nguyễn Hanh (người Tân Thạnh) kết hôn cùng bà Trịnh Thị A Mầu (nguyên quán ở Thừa Thiên), sinh hạ được hai trai là Nguyễn Thông và Nguyễn Hài.
 
Chân dung Nguyễn Thông. Ảnh tư liệu.
Chân dung Nguyễn Thông. Ảnh tư liệu.
Anh em hơn kém nhau hai tuổi, cùng học với cha ở nhà từ bé. Năm Nguyễn Thông mười tuổi thì mẹ mất, mười bảy tuổi thì cha mất. Gặp cảnh khó khăn, ông phải lao động để giúp đỡ gia đình.
 
Nguyễn Thông rất ham học nhưng không có thầy, đành tự học cùng em. Sau đó, ông may mắn được học với Nguyễn Nhữ Hiền khi ông được bổ đến Tân An làm quan, nhưng không bao lâu lại trở về kinh.
 
Khoa thi năm 1849 (năm Kỷ Dậu, triều Tự Đức), Nguyễn Thông đỗ cử nhân nhưng thi hội bị đánh hỏng vì tập bài thi bị lấm mực. Đọc bài thi, thấy văn tài của Nguyễn Thông, nhiều người khuyên nên tiếp tục học để thi khoa sau. Nhưng vì nhà nghèo không thể tiếp tục học, Nguyễn Thông nhận chức huấn đạo tại Phú Phong, tỉnh An Giang. Sáu năm sau, ông ra Huế, làm việc ở nội các, tham dự soạn sách Nhân sự kim giám (Gương vàng soi việc người).
 
Năm 1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, ông tình nguyện tòng quân và giúp việc đắc lực cho Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp. Hai năm sau, đại đồn Chí Hòa bị mất, kế đến tỉnh Biên Hòa bị chiếm. Cậu ông là Trịnh Quang Nghi (chiến đấu ở trận Chí Hòa) và người bạn Phan Văn Đạt chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp ở Tân An và Gò Công. Nguyễn Thông tham gia, may thoát nạn trong khi Phan Văn Đạt bị bắt giết. Năm 1862, ba tỉnh miền Đông phải nhượng cho Pháp.
 
Quan Kinh lược đại sứ Phan Thanh Giản đề cử Nguyễn Thông làm Đốc học Vĩnh Long. Về tỉnh này, ông vẫn liên lạc với cậu Trịnh Quang Nghị và các sĩ phu yêu nước, trong đó có sĩ phu dời gia đình từ miền Đông sang. Những điều nghe thấy lúc này giúp ông dễ dàng viết lưu lại cho đời mấy bài ký về Phan Văn Đạt, Trương Định, Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao.
 
Cũng tại Vĩnh Long, Nguyễn Thông cho xây dựng Văn Thánh miếu dự trù từ nhiều năm trước, cạnh đó dựng lầu Tụy Văn làm nơi chứa sách và học tập. Ông cùng Phan Thanh Giản khởi xướng việc dời mộ nhà giáo dục nổi tiếng ở Lục tỉnh là Võ Trường Toản từ Chí Hòa đưa cải táng về Bảo Thạnh (Ba Tri, Bến Tre ngày nay) vì lẽ đức nghiệp của ông thầy chung không để cho quân địch làm ô uế.
 
Thời làm quan ở Vĩnh Long, ông đã làm mấy bài thơ được nhân dân lưu truyền, trân quý, chẳng hạn trong bài "Lên lầu trên thành tỉnh Vĩnh Long" năm 1863:
 
"Vũ tễ đinh câu tập vãn cầm
Nhất thanh họa giác bán lâu âm
Thiên thiêu thành quách chu tạo tại
Đa nạn thân bằng khế khoát thâm..."
 
Tạm dịch là:
 
"Chim chiều về bãi tạnh cơn mưa
Im mát nửa lầu tiếng giốc đưa
Khối lửa vây thành lưu vết trước
Nạn tai rối bạn nặng tình xưa..."
 
Năm 1867, Pháp bức chiếm thành Vĩnh Long, Nguyễn Thông cùng một số sĩ phu ra Bình Thuận. Họ bàn nhau việc điều tra địa thế, tìm căn cứ để tạo điều kiện liên lạc với Biên Hòa, đồng thời phát triển nghề nông, sản xuất lương thực, lo kế lâu dài. Ngắm cảnh đẹp ở Hòa Đa ngày ấy, ông đã viết:
 
"Muốn tìm cỏ thơm đi vòng quanh hồ,
Bóng mây pha ánh hồ chiếu lên sắc xanh
Thích làm sao khi đêm đến trăng non vừa lên
Được thổi sáo bơi thuyền nan khua bóng trăng trên mặt nước".
 
Nguyễn Thông sau đó tổ chức việc đi thám hiểm các vùng cao nguyên La Ngư, Bà Dần, ghi rõ địa hình, địa thế, khả năng khai hoang và vẽ địa đồ. Ít lâu sau, ông bị điều động đi Khánh Hoà rồi Quảng Ngãi, Huế.
 
Cuối năm 1867, ông làm Án sát Khánh Hòa, có dâng sớ xin truy tặng tên thụy cho cụ Phan Thanh Giản và điều trần bốn vấn đề ích nước lợi dân nhưng không được chấp thuận.
 
 
Năm 1870, ông về kinh rồi được bổ làm Biện lý Bộ Hình. Mùa đông năm ấy, ông được thăng Quang lộc tự khanh, lãnh chức Bố chánh Quảng Ngãi.
 
Nhà nghiên cứu Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh trong tuyển tập Đất và người Nam Bộ cho biết, ở Quảng Ngãi, Nguyễn Thông dâng sớ điều trần về việc thủy lợi; tài thực, xin định lại sử học trong các trường và ban cấp sách sử cho sĩ tử. Các điều ấy đều được vua phê chuẩn. Trong vòng non ba năm ở Quảng Ngãi, ông đã làm nhiều việc có lợi cho nông dân, nhất là công tác thủy lợi.
 
Song, vị quan này có lúc mang một nỗi oan là bị tố cáo xử án thất xuất nên bị cách chức, bị giam và xử trượng. Dân và lính đều thương mến ông, đứng ra xin quan Khâm sai Nguyễn Bính khi đến công cán tại Quảng Ngãi xét lại tội trạng của ông. Có người tự nguyện đến tận kinh thành kêu oan.
 
Ông được tha, sau này tìm hiểu mới rõ ông bị cường hào tên Lê Doãn vu cáo.
 
Năm 1876, trở ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, ông cùng Bùi Ước, Hoàng Dung Tân Khảo duyệt bộ Khâm Định Việt sử cương mục. Nhân dịp này, ông soạn bộ Việt sử cương giám khảo lược.
 
Nguyễn Thông dâng sớ (và được chuẩn y) việc khai khẩn vùng Tây Nguyên từ biên giới Campuchia đến Quảng Trị, thu nạp dân Nam Kỳ ra. Tiếc là bị quân Pháp phản đối nên triều đình ra lệnh bãi bỏ việc này.
 
Ngọa Du Sào trong khuôn viên trường Dục Thanh ở Phan Thiết, do Nguyễn Thông xây dựng để có nơi làm thơ, đọc sách. Ảnh: Wikipedia.
Ngọa Du Sào trong khuôn viên trường Dục Thanh ở Phan Thiết, do Nguyễn Thông xây dựng để có nơi làm thơ, đọc sách. Ảnh: Wikipedia.
Một năm sau đó, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu (Bình Tuy) nên cử ông về làm Doanh điền sứ Bình Thuận. Ông được thăng Thị giảng học sĩ, sung chức Đinh điền sứ, cải làm Quang lộc thiếu khanh, lãnh chức Bình Thuận Bố chánh sứ.
 
Để có nơi làm thơ, đọc sách, ông cho dựng ngôi nhà nhỏ bên cạnh sông Phan Thiết, đặt tên là Ngọa Du Sào, trên vách vẽ một số cảnh tiêu biểu mà đời ông trải qua. Hiện Ngọa Du Sào nằm trong khuôn viên di tích trường Dục Thanh ở thành phố Phan Thiết. Nơi này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
 
Khi địa phương xảy ra nạn Man dân, vua ra lệnh cho Nguyễn Thông cùng quan Điền nông sứ Phan Trung xử trí. Dẹp loạn xong, ông được thăng Hồng lô tự khanh, sung Điển nông phó sứ kiêm chức Học chánh. Ông mất khi mới 57 tuổi.
 
Nguyễn Thông được các nhà sử học đánh giá là có học vấn uyên bác, lúc làm quan, lời sớ tấu nghị luận có ý thức và nghị lực. Là người có ý thức tự học, ông trở thành một nhà nho yêu nước thương dân, có tư tưởng tiến bộ.
 
Về văn chương, các tác phẩm của ông có giá trị về hình thức lẫn nội dung, được xếp về loại thơ văn yêu nước. Tác phẩm của Nguyễn Thông gồm có: Ngọa Du Sào thi văn tập, Độn Am văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên văn độc, Việt sử cương giám khảo lược, Nhân sự kim giám, Dưỡng chính lục.
 
Khu mộ Nguyễn Thông hiện ở TP Phan Thiết, Bình Thuận. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Khu mộ Nguyễn Thông hiện ở TP Phan Thiết, Bình Thuận. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Trong tác phẩm "Sơn tuyết" ở tập Ngọa Du sào văn tập được nhà nghiên cứu Ca Văn Thỉnh dịch có nhiều đoạn văn đẹp, giàu hình ảnh:
 
"Trong vũ trụ không có chi lạ bằng núi. Có núi thinh thang thoáng đạt mà khúc chiết, có núi bàn khuất, uyển diên mà thẳng thắn, có núi sắc xanh xanh mà đáng yêu đương, có núi cao vòi vọi mà đáng kinh sợ, có núi trơ trơ mà cổ lão, có núi thon vót mà xinh xắn.
 
Bên trong núi có dãy xuyên qua bình nguyên, dãy độ qua đãnh khác, trông ra như rừng vượt lên, như biển phục xuống, có dãy sừng sựng như đứng quay đầu, có dãy lài lài như nằm ngửa mặt. Hình dáng trăm thế, dường như có tay tinh xảo khéo đặt bày."
 
Tên của ông được đặt cho nhiều trường học ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Ở Sài Gòn, tên ông được đặt cho một con đường ở quận 3.
 
==Tiểu sử==