Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Quốc (khu vực)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 4896830 của 113.160.225.30 (Thảo luận)
Dòng 56:
CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không [[công nhận ngoại giao]] lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo [[Phong trào độc lập Đài Loan|phong trào đòi độc lập cho Đài Loan]]. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng [[tái thống nhất Trung Quốc]] và [[vị thế chính trị Đài Loan]].
:''Các chủ đề liên quan: [[Niên đại lịch sử Trung Quốc]], [[Các triều đại phong kiến Trung Quốc]], [[Lịch sử Hồng Kông]], [[Lịch sử Ma Cao]], [[Lịch sử Đài Loan]].''
 
== Lịch sử chính trị ==
:''Bài chính: [[Chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], [[Chính trị Đài Loan]], [[Vị thế chính trị Đài Loan]]
Trước khi [[nhà Tần]] thống nhất vào năm [[221 TCN]], "Trung Quốc" chưa hề tồn tại như một thực thể gắn kết. Văn minh Trung Quốc hình thành từ nhiều văn minh các nước khác nhau, các nước này do các [[vương (tước hiệu)|vương]], [[công (tước hiệu)|công]], [[hầu (tước hiệu)|hầu]], hay [[bá (tước hiệu)|bá]] trị vì. Mặc dù vẫn có một ông vua nhà Chu nắm giữ quyền lực trung ương trên danh nghĩa, và [[chủ nghĩa bá quyền]] đôi lúc có ảnh hưởng nhất định, trên thực tế mỗi nước là một thực thể chính trị độc lập. Đây cũng là thời điểm mà triết lý [[Nho giáo]] cũng như tư tưởng của các triết gia khác có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng chính trị-triết lí Trung Quốc.
 
Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là [[hoàng đế]] và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền [[quan liêu]] được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các [[vương quốc]], [[công quốc]], [[hầu quốc]], và [[bá quốc]]. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. [[Hoàng đế Trung Quốc|Hoàng đế]] nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là [[quan đại thần]]. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, [[hoạn quan]], hay [[họ hàng]] hoàng đế.
 
Quan hệ chính trị với các nước [[chư hầu]] xung quanh được củng cố thông qua các hình thức kết hôn với người hoàng tộc nước ngoài, hỗ trợ quân sự, điều ước, và ràng buộc về chính trị (trên danh nghĩa phải chịu thần phục và thụ phong vương nếu không sẽ bị cấm vận hoặc chịu họa chiến tranh).
 
[[Lạc Dương]], [[Trường An]], [[Nam Kinh]], và [[Bắc Kinh]] từng là [[thủ đô của Trung Quốc]] trong lịch sử. [[Tiếng Trung Quốc]] khi đó là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản của triều đình, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì [[tiếng Mông Cổ]] và [[tiếng Mãn Châu]] cũng được coi là [[ngôn ngữ chính thức]] dùng trong văn thư của triều đình.
Trung Quốc là một dân tộc trong quá khứ hết sức chia rẽ. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, họ đã có không biết bao nhiêu là cuộc nội chiến, đánh nhau để giành quyền lực.Hơn nữa, Trung Quốc rất thích đem quân đi xấm chiếm đất đai và lãnh thổ nước khác, là kẻ xâm lược hung bạo bao đời, luôn tự hào vỗ ngực mình là "Thiên Triều". Để rồi khi bước vào kỉ nguyên hiện đại, chế độ phong kiến bảo thủ ở Trung Quốc đã cản trở mọi thay đổi và đổi mới, đẩy đất nước rơi vào tay các nước đế quốc.Thật là hết sức nhục nhã
Vào [[1 tháng 1]], [[1912]], Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) được thành lập, sự chấm dứt của Đế chế nhà Thanh. [[Tôn Trung Sơn]] và [nhóm] lãnh đạo [[Quốc Dân Đảng Trung Quốc|Quốc Dân Đảng]] được công bố là tổng thống lâm thời của Nhà nước cộng hòa. Tuy nhiên, [[Viên Thế Khải]], cựu đại thần nhà Thanh đào ngũ theo cách mạng, sau đó đã thương thuyết để Tôn Dật Tiên bước sang bên nhường quyền cho họ Viên. Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống, sau đó xưng đế; tuy nhiên, ông ta chết sớm trước khi thực sự nắm trọn vẹn quyền lực trên khắp Trung Hoa.
[[Tập tin:National People's Congress.JPG|nhỏ|250px|[[Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc]], nơi họp của các thành viên [[Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc]]]]
Sau khi họ Viên sụp đổ, Trung Quốc lại phân rã về chính trị với một chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận nhưng không có thực quyền. Các Thủ lãnh quân sự địa phương ở các vùng khác nhau thực sự nắm quyền lực trong vùng đất cát cứ của họ.
 
Vào cuối [[thập niên 1920]], Quốc Dân Đảng do [[Tưởng Giới Thạch]] lãnh đạo đã tái thống nhất Trung Quốc và dời đô về Nam Kinh đồng thời thi hành kế hoạch cải tổ chính trị do Tôn Trung Sơn vạch ra nhằm đưa Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, dân chủ. Cả Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng đều chủ trương chế độ độc đảng và chịu ảnh hưởng từ [[chủ nghĩa Lenin]].
 
Năm 1945, [[Hồng quân Liên Xô]] đã đánh tan quân Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung quốc, xóa bỏ Chính quyền Mãn châu quốc, bàn giao lại Vua Phổ Nghi cho phía Cộng sản Trung quốc và qua đó xóa bỏ cố gắng cuối cùng của giới quý tộc nhà Mãn Thanh ly khai nhằm giành độc lập dân tộc cho người Mãn.
 
Năm 1947, hiến pháp THDQ ra đời nhưng do [[Nội chiến Trung Quốc|nội chiến]] giữa hai phe Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng nên trên thực tế hiến pháp này không được đưa vào thực thi trên đại lục Trung Quốc.
 
Đầu năm 1950, ĐCSTQ đánh bại QDĐTQ và chính phủ THDQ phải dời ra đảo Đài Loan. Vào cuối [[thập niên 1970]], [[Đài Loan]] mới bắt đầu thực hiện đầy đủ kiểu chính trị [[dân chủ đại diện]] đa đảng với sự tham gia tương đối tích cực của mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên không như xu hướng của các nền dân chủ khác là phân chia chính trị theo hai thái cực [[bảo thủ]]-[[tự do]], phân chia hiện tại ở THDQ chủ yếu là thống nhất với Trung Quốc về lâu dài hay là theo đuổi một nền độc lập thực sự.
 
Trong khi đó tại Đại lục, [[Mao Trạch Đông]], lãnh tụ của ĐCSTQ tuyên bố thành lập nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] (CHNDTH) vào ngày [[1 tháng 10]] năm [[1949]] tại Bắc Kinh. Chính quyền này kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, kể từ sau 1978, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và văn hóa. Đặc biệt là sự thay đổi về chính sách đối ngoại, từ chỗ chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề, đưa quân xâm chiếm các vùng đất lân cận, và các quần đảo như [[Hoàng Sa]] và [[Trường Sa]] của nước CHXHCN Việt Nam trong [thập niên 1950]] và [[thập niên 1980]], Trung quốc đã chuyển sang chính sách đàm phán thương lượng, tạo sự tin cậy vào "sự trỗi dậy hòa bình của Trung quốc" để hướng tới một nước lớn, tuân thủ pháp luật quốc tế và là nhân tố hòa bình ổn định an ninh khu vực.
 
== Địa lí Trung Quốc ==