Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc Hoàng Thượng đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Theo truyền thuyết dân gian phổ biến ở Trung Quốc thì Ngọc Hoàng Thượng đế vốn người trần, tên là '''Trương Hữu Nhân''', là trang chủ ở Trương Gia Loan, quận Thông Châu, thủ đô [[Bắc Kinh]]. Vì có tính khiêm nhường và kiên nhẫn, ông được gọi là ''Trương Bách Nhẫn''; do hay giúp đỡ người khác, tu luyện thành tiên nên ông được gọi là ''Đại Quý Nhân''.
 
Trương Hữu Nhân có một vợ họ Vương, tức [[Tây Vương Mẫu]] và bảy cô con gái: Đại Thư, Nhị Thư, Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ. Thuyết khác nói vợ của Ngọc Hoàng có hiệu là Thiên Hậu, có chín con trai. Em gái Ngọc Hoàng là Dao Cơ lấy người phàm trần là [[Dương Thiên Hựu]] sinh ra [[Nhị lang thần|Nhị Lang]]. Ngọc Hoàng ở tại một cung điện trên trời gọi là Kim Khuyết Vân cung Linh Tiêu bảo điện (gọi tắt là điện Linh Tiêu) cùng với vợ mình là Tây Vương Mẫu. Cũng theo truyền thuyết Táo Quân ở Trung Hoa, vì Trương Lang cùng họ với [[Ngọc Hoàng Thượng đế]], nên được Ngọc Hoàng đã phong cho Trương Lang làm Táo vương.<ref>[http://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/viewFile/23758/20300 Ngô Tử Tân (1957) “Lai lịch của thần Táo quân” (tiếng Trung), Tạp chí Văn học Dân gian, số 12.]</ref>
 
Trong tiểu thuyết [[Tây du ký]], Ngọc Hoàng được mô tả như một vị vua nhân từ nhưng không có tài năng, không có chính kiến, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các thần tiên khác. Chính vì vậy mà nhân vật [[Tôn Ngộ Không]] đòi phế bỏ Ngọc Hoàng để mình lên thay.