Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mai Hắc Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Correcting minor formatting errors, adding wikilinks, rewording
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 30:
}}
 
'''Mai Hắc Đế''' ([[chữ Hán]]: 梅黑帝; ? [[722]]), tên thật là '''Mai Thúc Loan''' (梅叔鸞),<ref>Khi khởi nghĩa ông tự xưng là Mai Hắc Đế.</ref> là vị vua [[người Việt]] [[thời Bắc thuộc]], [[anh hùng dân tộc]], người lãnh đạo cuộc [[khởi nghĩa]] chống lại sự chiếm đóng của [[nhà Đường]] ở [[Việt Nam]] vào đầu [[thế kỷ 8|thế kỉ thứ 8]].<ref name="Hóa Á Châu 1991">Việt sử tiêu án, Soạn giả Ngô Thì Sĩ; Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu; Nhà Xuất bản: Văn Sử 1991, Chương Ngoại thuộc Tùy và Đường.</ref>
 
== Thời thơ ấu ==
{{Lịch sử Việt Nam}}
Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối [[thế kỷ 7|thế kỷ thứ 7]], tại thôn Ngọc Trừng, [[Xứ Nghệ|Hoan Châu]], nay thuộc huyện Nam Đàn, [[Nghệ An]]. Theo ''[[Việt điện u linh]]'', cha của Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà -, [[Hà Tĩnh]], lưu lạc sang vùng Nam Đàn -, [[Nghệ An]].<ref>Theo một truyền thuyết, mẹ ông vốn là người làng ven biển [[Mai Phụ]], thuộc [[Xứ Nghệ|Hoan Châu]], nay là xã Mai Phụ, huyện [[Lộc Hà]], [[Hà Tĩnh]] không chồng mà tự nhiên có mang. Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu bạt tới thôn Ngọc Trừng, [[Nam Đàn]]. Ông mang họ mẹ.</ref>
 
Theo sách ''[[Việt sử tiêu án]]'', Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dân lập đền thờ ông ở thôn chợ Sa Nam.<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
 
Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất<!--Bố nuôi?-->. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi [[đô vật]], học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông"."
 
Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân...
 
Sách [[An Nam chí lược|''An Nam chí lược'']] viết về ông là ''"Soái trưởng Giao Châu''".
 
== Khởi nghĩa ==
{{Kháng chiến của Việt Nam}}
===Bối cảnh===
Năm 605, tướng [[Nhà Tùy|nhà Tùy]][[Lưu Phương]] đánh bại các cuộc chống đối của người Việt, thiết lập sự đô hộ của nhà Tùy. Nhà Tùy mất, nhà Đường lên thay, đặt nước Việt làm [[An Nam đô hộ phủ|An Nam Đô hộ phủ]], đóng ở Giao Châu.<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
===Diễn biến===
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua [[Đường Huyền Tông]] ở [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], tức năm [[Quý Sửu]] ([[713]]). Khởi nghĩa nổ ra tại [[Rú Đụn]], còn gọi là [[Hùng Sơn]] ([[Nghệ An]]). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho [[nhà Đường]], đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Dòng 53:
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế. Theo ''Việt điện u linh'', Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình. Một số nguồn cũng cho hay, ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế vì ông có màu da đen. Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô [[Vạn An]] (thuộc xã [[Vân Diên]] và thị trấn [[Nam Đàn]] hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với [[Lâm Ấp]] và [[Chân Lạp]].<ref>Đại Việt Sử ký Ngoại kỷ Toàn thư, Quyển V, Kỷ thuộc Tùy Đường.</ref>
 
Theo sách ''An Nam chí lược'': ''Sơ niên hiệu Khai Nguyên (713-714), của Huyền Tông, Soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài thì kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập họp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An-nam. Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai quan Tả Giam môn Vệ tướng quân là Dương Tư Miễn và quan Đô hộ là Nguyên Sở Khách qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã-Viện đi tới phá quân của Loan, thâu những xác chết đắp thành gò lớn, rồi kéo về.''<ref>An Nam chí lược; Soạn giả Lê Tắc; Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, 1960; Nhà Xuất bản: Viện Đại học Huế 1961; Quyển Đệ tứ.</ref>
 
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành [[Tống Bình]] (Hà Nội ngày nay). [[Thái thú]] nhà [[Đường]] là [[Quang Sở Khách]] cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân<ref>Việt điện u linh.</ref><ref>Theo Tân Đường thư, Dương Tư Húc truyện ghi số quân của Mai Thúc Loan là 40 vạn.</ref>.
 
[[Nhà Đường]] bèn huy động 10 vạn quân do tướng [[Dương Tư Húc]] và [[Quang Sở Khách]] sang đàn áp. Quan quân nhà Đường tiến theo đường bờ biển [[Hướng Đông Bắc|Đông Bắc]] và tấn công thành [[Tống Bình]]. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực [[sông Hồng]] đến lưu vực [[sông Lam]], cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành [[Vạn An]] thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân [[xâm lược]], Mai Hắc Đế phải rút vào [[rừng]], sau bị ốm rồi mất.
 
Theo sách ''Việt sử tiêu án'': ''Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đầy ra quận Chu Diên, gặp lúc Loan vây hãm châu Hoan, vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản để đánh ông Loan. Đễ mộ được 8 người tráng sĩ mặc áo giáp dày, kéo đến tận chân thành mà hô to rằng: "Hễ bọn người Lèo hành động tức thì giết chết"; 700 quân đều phục xuống không dám đứng dậy, mới bình được.''<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
Dòng 66:
 
== Nhận định ==
{{cquote|''Đương thời nội thuộc, Mai Hắc Đế không chịu bọn ngược lại kiềm thức, cũng là người xuất chúng trong đám thổ hào. Việc thành thì làm nên Lý Bí hay Triệu Quang Phục, không thành thì làm Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Cho nên nêu rõ ra, viết hai chữ to "châu dân" là khen việc làm ấy đó. ''|||''Việt sử tiêu án'', Ngô Thì Sỹ}}<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
 
== Tưởng nhớ ==