Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
{{Lịch sử Mông Cổ}}
{{Lịch sử Mãn Châu}}
'''Nhà Nguyên''' ([[chữ Hán]]: 元朝, [[Hán Việt]]: Nguyên triều, [[tiếng Mông Cổ]] trung cổ: [[Tập tin:Dai Ön Yeke Mongghul Ulus.PNG|70px]] ''Dai Ön Yeke Mongghul Ulus''; [[tiếng Mông Cổ|tiếng Mông Cổ hiện đại]]: [[Tập tin:Их Юань улс.PNG|70px]] {{lang|mn|''Их Юань улс''}}) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập, là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Triều Nguyên do Nguyên Thế Tổ [[Hốt Tất Liệt]] lập nên vào năm [[1271]], định đô tại Đại Đô (nay là [[Bắc Kinh]]), đến năm [[1279]] thì công diệt [[nhà Tống#Lịch sử Nam Tống|Nam Tống]], thống nhất khu vực Trung Quốc.<ref name="蒙古帝國" />
 
Tiền thân của triều Nguyên là [[Đế quốc Mông Cổ|Đại Mông Cổ Quốc]]. Năm [[1206]], [[Thành Cát Tư Hãn]] thống nhất các bộ lạc tại phía bắc [[sa mạc Gobi]] (tức Mạc Bắc), lập nên Đại Mông Cổ Quốc. Do [[nhà Kim|Kim]] và [[Tây Hạ]] dần suy lạc, Mông Cổ trước sau tiến đánh Tây Hạ và Kim, diệt Tây Hạ vào năm 1227, đến năm 1234 thì diệt Kim, hoàn toàn chiếm lĩnh [[Hoa Bắc]]. Tại phía tây, trước khi triều Nguyên thành lập vào năm 1271, Mông Cổ trước sau phát động ba lần tây chinh{{NoteTag|Ba lần tây chính này lần lượt là Tây chinh Trung Á, chủ yếu công diệt cường quốc [[Khwarezm|Hoa Lạt Tử Mô]], cùng [[Người Cuman|Khâm Sát]] tại Nam Nga và [[Rus Kiev]]; năm 1236-1242 Bạt Đô Tây chính, chủ yếu là tiến công các quốc gia Trung-Đông Âu; năm 1256-1259 Tây chinh Tây Á, chủ yếu công chiếm Assassin cùng [[Nhà Abbas|Abbas]] và [[Vương triều Ayyub|Ayyub]], từng đánh đến [[Trận Ain Jalut|Ain Jalut]] thuộc vương triều Mamluk Ai Cập<ref name="蒙古帝國" />。}}, khiến Đế quốc Mông Cổ xưng bá [[đại lục Á-Âu]].<ref name="蒙古帝國">《中國文明史 元代》〈第一章 雙重體制的政治〉: 第3頁-第10頁.</ref>.