Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Hưng Đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:4901:CD00:6815:90D8:EF80:B08C (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Lengkeng91
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
Một người cháu nội của [[Trần Thừa|Trần Thái Tổ]], Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua [[Trần Thánh Tông]] gọi ông bằng chú. Năm [[1257]], ông được [[Trần Thái Tông]] phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở [[Vạn Kiếp]]. Đến tháng 10 âm lịch năm [[1283]], [[nhà Nguyên]] (Mông Cổ) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng [[Trần Thánh Tông]], Hoàng đế [[Trần Nhân Tông]] (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh [[quân đội]] cả nước. Trên cương vị này, năm [[1285]], ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương [[Thoát Hoan]]. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư [[Trần Quang Khải]] và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
 
Năm [[1288]], quân Nguyên trở lại xâm lược [[Đại Việt]]. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với [[Trần Nhân Tông]]: ''"Năm nay đánhthế giặc nhàn"''. Ông đã dùng lại kế cũ của [[Ngô Quyền]], đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng [[Phàn Tiếp]], [[Ô Mã Nhi]] trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. [[Tháng 4]] âm lịch năm [[1289]], [[Trần Nhân Tông]] chính thức gia phong ông làm '''Đại vương'''. Nhưng chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương [[Trần Quang Khải]].
 
Sau đó, ông lui về [[Vạn Kiếp]] đến khi mất năm [[1300]]. Trước khi mất, ông khuyên [[Trần Anh Tông]]: ''"Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc"''.<ref name="NHC" /> Sinh thời, ông có viết các tác phẩm [[Hịch tướng sĩ|''Hịch tướng sĩ'']], [[Binh thư yếu lược|''Binh thư yếu lược'']] và [[Vạn Kiếp tông bí truyền thư|''Vạn Kiếp tông bí truyền thư'']] nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.