Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến thắng kiểu Pyrros”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 11:
== Một số trường hợp được xem là "chiến thắng kiểu Pyrros" ==
* Vào năm [[1288]] trước [[Công Nguyên]], vua [[Ai Cập cổ đại|Ai Cập]] là [[Ramesses II]] thân chinh cầm binh đi đánh nước [[Vương quốc Hatti|Hatti]] ở phía Bắc. Quân Ai Cập bị quân Hatti vây hãm nên thất thế. Tuy nhiên, Ramesses II xoay chuyển tình hình và đánh tan tác quân Hatti. Tuy nhiên, đây là một chiến thắng kiểu Pyrros vì ông không thể chiếm nổi Kadesh. <ref>John Frederick Charles Fuller, ''A Military History of the Western World: From the earliest times to the Battle of Lepanto'', trang 8</ref>
* Vào năm 394 trước Công Nguyên, vua xứ [[Sparta]] là [[Agesilaos II]] giành chiến thắng kiểu Pyrros trước liên quân [[Thebes (Hy Lạp)|Thebes]] - [[Argos]] trong [[Trận Koronea (394 TCN)|Koronea]] vào năm 394 trước Công Nguyên, trong cuộc [[chiến tranh Kórinthos]] giữa các thị quốc [[Hy Lạp cổ đại]]. <ref>Simon Hornblower, Antony Spawforth, ''Who's who in the classical world'', trang 10</ref>
*[[Trận Mantinea]] (362 TCN)&nbsp;- Chiến tranh [[Sparta]] - [[Thebes]]<ref>Tom Bard Jones, ''Ancient civilization'', trang 270</ref>
* Vào năm 362 trước Công Nguyên, trong [[trận Mantinea]], quân Thebes giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Sparta. Cái giá của chiến thắng này là thất bại trong tham vọng bành trướng của người Thebes, kết thúc những năm tháng bá chủ của họ trên toàn cõi Hy Lạp.<ref>Tom Bard Jones, ''Ancient civilization'', trang 270</ref> Danh tướng Thebes là [[Epaminondas]] cũng hy sinh trong trận đánh này. <ref> Plutarch, ''Lives, translated from the original Greek: *with notes historical and critical; and a life of Plutarch'', Tập 2, trang 41</ref>
*[[Trận Heraclea]] (280 TCN)&nbsp;- Vua [[Pyrros của Ipiros]] và các đồng minh [[Ý]] chống lại [[Cộng hòa La Mã]] <ref>Tony Jaques, ''Dictionary of Battles and Sieges: F-O'', Greenwood Publishing Group, 2007, trang 444</ref>
* Trong [[trận Heraclea]] vào năm 280 trước Công Nguyên (Cuộc [[Chiến tranh Pyrros]] tại [[Ý]]), vua xứ Ipiros là [[Pyrros xứ Ipiros|Pyrros]] cùng với quân dân [[Tarentum]] đại thắng quân [[Cộng hòa La Mã|La Mã]]. Quân La Mã tổn thất nhiều hơn, nhưng binh lực của Pyrros cũng hao tổn cao và trong số đó có biết bao nhiêu là cận tướng của ông. <ref name="Plutarch221">Plutarch, ''Lives, translated from the original Greek: with notes historical and critical; and a life of Plutarch'', Tập 2, các trang 221-226.</ref>
*[[Trận Asculum (279 TCN)]]&nbsp;– Vua [[Pyrros của Ipiros]] và các đồng minh [[Ý]] chống lại [[Cộng hòa La Mã]]
* Vào năm 279 trước Công Nguyên, Pyrros cùng với quân dân [[Đại Hy Lạp]] một lần nữa đánh bại quân La Mã trong trận [[Trận Asculum (279 TCN)|Asculum]]. Cả hai bên đều hứng chịu tổn thất kinh hoàng, nhưng Pyrros không thể có thêm tiếp tế về binh lực và hậu cần do đó đứng bên bờ thất bại. Chính thuật ngữ "chiến thắng kiểu Pyrros" xuất phát từ điển cố này. <ref name="Plutarch221"/>
*[[Cuộc vây hãm Malta (1565)|Cuộc xâm lược của quân Thổ vào pháo đài Thánh Elmo]] (1565)&nbsp;- [[Chiến tranh Ottoman-Habsburg]] <ref>Simon Gaul, ''Malta Gozo & Comino, 4th'', New Holland Publishers, 2007, trang 118</ref>
* Trong cuộc [[Thập tự chinh lần thứ nhất]] vào năm [[1099]] do [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội La Mã]] phát động chống lại các Vương triều [[Hồi giáo]], các Vương quốc [[Tây Âu]] đã chiếm lĩnh được thánh địa [[Jerusalem]]. Tuy nhiên, họ mắc những vấn đề nghiêm trọng: để thắng lợi, họ phải chịu thương vong khủng khiếp, và làm mất uy tín của Giáo hội [[phong kiến]] như một thế lực bảo vệ bình yên. <ref>Ergun Mehmet Caner, Emir Fethi Caner, ''Christian jihad: two former Muslims look at the Crusades and killing in the name of Christ'', trang 121</ref>
*Trong cuộc [[Chiến tranh Ottoman-Habsburg]], khi hạm đội [[Đế quốc Ottoman|Ottoman]] tấn công xứ [[Malta]] và [[Cuộc vây hãm Malta (1565)|vây hãm pháo đài Thánh Elmo]] của quân dân Malta ([[1565]]), Bộ Tư lệnh quân Ottoman đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Tuy họ vẫn kiên quyết đánh chiếm Malta, quân Ottoman chịu tổn thất nặng nề và quan Tổng đốc quân sự [[Turgut Reis]] cũng hy sinh. Thành thử, dù thành Thánh Elmo thất thủ, sau cùng quân Ottoman không thể thắng nổi Malta. <ref>Simon Gaul, ''Malta Gozo & Comino, 4th'', New Holland Publishers, 2007, trang 118</ref>
*[[Trận Lepanto]] (1571)&nbsp;- [[Chiến tranh Ottoman-Venezia lần thứ năm]] <ref>Harry Berger, ''Fictions of the pose: Rembrandt against the Italian Renaissance'', Nhà xuất bản Đại học Stanford, 2000, trang 609</ref>
*[[Trận Lützen (1632)]]&nbsp;- [[Chiến tranh Ba mươi năm]] <ref>Anthony Esler, ''The Western world: a narrative history : prehistory to the present'', Prentice Hall, 1997, trang 299</ref>