Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
sửa bóp méo nguồn, nguồn Courtois lại bị nhét nội dung từ BBC Việt ngữ
Thẻ: Lùi sửa
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 49:
Đến giữa thế kỷ XIX, [[chủ nghĩa tư bản]] đã phát triển thành hệ thống trên thế giới. Sản lượng kinh tế tăng vọt so với thời kỳ phong kiến nhờ các tiến bộ của lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân đi lao động thuê ở các hãng xưởng tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhưng các chủ tư bản vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ trả cho họ đồng lương rẻ mạt, điều kiện làm việc của người lao động thời kỳ đó rất tồi tệ.
 
[[Yokoyama Gennosuke]] (Hoành Sơn Nguyên Chi Trợ) đã viết cuốn sách ''"Nhật Bản hạ tầng xã hội, 1899"'' mô tả: lương công nhân chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời gian làm việc rất dài, như công nhân dệt phải làm 12 giờ/ngày (lúc gấp rút thì phải đến 18 giờ). Nơi ở của họ là một buồng ngủ chật hẹp, vệ sinh kém vì phải chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ. Những công nhân mắc bệnh nặng thì bị đuổi việc ngay chứ không hề được chạy chữa hay hưởng bảo hiểm. Tại Mỹ, điều kiện làm việc cũng không khá hơn. Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt, họ không thể thoát ra ngoài do cửa đã bị khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt tại Lawrence, Massachusetts đình công và hét lớn ''"Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu còn hơn là chết đói vì làm việc)''. Ở khắp [[châu Âu]], [[Hoa Kỳ]] và các thuộc địa, ngay cả trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo cũng phải làm việc trong các lĩnh vực nặng nhọc như nông nghiệp, lắp ráp, [[nhà máy]], [[khai thác mỏ]] và trong các dịch vụ như [[báo chí|bán báo]]. Một số trẻ em phải làm đến đêm, tới 12 tiếng/ngày<ref>{{cite book|title=Child Labour in Historical Perspective: 1800-1985|publisher=UNICEF|author=Cunningham and Viazzo|isbn=88-85401-27-9|url=http://www.unicef-irc.org/publications/pdf/hisper_childlabour_low.pdf}}</ref><ref>{{cite book|title=The World of Child Labour|author=Hugh Hindman|publisher=M.E. Sharpe|year=2009|isbn=978-0-7656-1707-1}}</ref> Ngoài sự bóc lột lao động vừa kể, chủ nghĩa tư bản còn mang đến chiến tranh đế quốc, [[chủ nghĩa thực dân]], nạn diệt chủng những dân tộc kémthiểu vănsố minhở các thuộc địa, buôn bán nô lệ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đạo đức băng hoại...
[[Tập tin:FRE-AIT.svg|phải|nhỏ|Biểu tượng của Đệ Nhất Quốc tế]]
Có bất công thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Thế kỉ XIX có rất nhiều phong trào và hệ tư tưởng hướng đến bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản. Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kĩ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người theo [[chủ nghĩa nhân đạo]]. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để duy trì ổn định xã hội. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ Nhất và sau đó là Đệ Nhị Quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào [[phương Đông]]. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống [[phong kiến]], [[địa chủ]], [[tư sản]], đưa ra các chính sách [[cải cách ruộng đất]], quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng. Sự ra đời của phong trào công nhân cùng những phong trào xã hội khác như phong trào chống chiến tranh đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào bảo vệ môi trường... là phản ứng của nhân loại chống lại những mặt trái của chủ nghĩa tư bản.