Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Macedonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Cộng hòa Macedonia -> Cộng hòa Bắc Macedonia
Dòng 22:
}}
| Loại chính phủ = [[Cộng hòa đại nghị|Cộng hòa nghị viện]]
| Chức vụ 1 = [[Tổng thống Cộng hòa Bắc Macedonia|Tổng thống]]
| Viên chức 1 = [[Gjorge Ivanov]]
| Chức vụ 2= [[Thủ tướng Cộng hòa Bắc Macedonia|Thủ tướng]]
| Viên chức 2= [[Zoran Zaev]]
| Lập pháp = [[Sobranie]]
Dòng 74:
'''Bắc Macedonia''' (phiên âm tiếng Việt: '''Ma-xê-đô-ni-a''' hay '''Mác-kê-đôn-ni-a'''; {{lang-mk|Македонија}}, [[Roman hoá tiếng Macedonia|chuyển tự]]: ''Makedonija'', {{IPA-mk|makɛˈdɔnija|IPA}}), tên chính thức là '''Cộng hòa Bắc Macedonia''' ([[tiếng Macedonia]]: '' Република Северна Македонија '', ''Republika Severna Makedonija''), là một quốc gia thuộc khu vực đông nam [[châu Âu]]. Nước Cộng hòa Bắc Macedonia giáp với [[Serbia]] và vùng lãnh thổ [[Kosovo]] về phía bắc, giáp với [[Albania]] về phía tây, giáp với [[Hy Lạp]] về phía nam và giáp với [[Bulgaria]] về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người.
 
Nước Cộng hòa Macedonianày có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của nước này do [[Macedonia (Hy Lạp)|Macedonia]] lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử/văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, nước này tách ra khỏi [[Nam Tư|Liên bang Nam Tư]] và đã gia nhập [[Liên Hiệp Quốc]] với tên gọi '''Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia'''<ref>[http://www.un.org/documents/ga/res/47/a47r225.htm]</ref>, tuy nhiên tên gọi là '''Cộng hòa Macedonia''' cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp, trong đó có việc tên nước Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia (Република Северна Македонија).<ref>{{cite news |title=Macedonia and Greece: Deal after 27-year row over a name |url=https://www.bbc.co.uk/news/world-europe-44401643 |accessdate=12 June 2018 |publisher=BBC News}}</ref>
 
Bắc Macedonia là thành viên của [[Liên Hiệp Quốc]], [[Tổ chức Thương mại Thế giới]]. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo sẽ gia nhập [[Liên minh châu Âu]] và [[NATO]].
Dòng 93:
=== Thời kỳ cổ đại ===
[[Tập tin:AlexanderStatuePrilep.jpg|200px|nhỏ|Tượng Alexandros Đại đế tại Prilep, Macedonia]]
Vương quốc cổ đầu tiên được thành lập tại vùng đất nay là Cộng hòa Bắc Macedonia là vương quốc [[Paionia]] của người Thrace-Ilyria, họ đã kiểm soát một phần lớn khu vực sông Axius và các khu vực chung quanh lúc bấy giờ. Vào năm 336 trước công nguyên, Vương quốc Macedonia đã xâm chiếm Paionia dưới thời vua [[Philippos II của Macedonia|Philipos II của Macedonia]]. Ông đã xây dựng nên thành phố cổ Heraclea Lycentis và tàn tích ngày nay vẫn còn được lưu lại trên lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia. Quyền lực của vương triều Paionia bị giảm xuống còn như một nước bán tự trị phụ thuộc vào Vương quốc Macedonia. Con trai của vua Philip II là [[Alexandros Đại đế]] (356–323 TCN) đã tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền hạn của Macedonia tại Paionia, tuy nhiên vương gia Paionia tại đây vẫn nhận được sự kính trọng từ phía triều đình Alexandros Đại đế. Năm 280 trước công nguyên, [[người Celt]] đã đến tàn phá những vùng đất của người Paionia, song sau đó họ lại bị người Dardani đàn áp. Trải qua một vài biến cố lịch sử, người Paionia vẫn tiếp tục duy trì một quốc gia tự trị cho đến khi bị sát nhập vào [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] hùng mạnh. Và đến năm 400 sau công nguyên, người Paionia đã hoàn toàn bị đồng hóa và cái tên Paionia chỉ còn lại là một địa danh trên bản đồ mà thôi.
 
=== Thời kỳ Trung cổ ===
[[Tập tin:Ohrid in Macedonia3.jpg|220px|nhỏ|Pháo đài Ohrid tại Macedonia, được xây dựng dưới thời vua Samuil của Bulgaria]]
Vào cuối [[thế kỷ VI]], [[Đế quốc Đông La Mã]] (''Byzantine'') dần trở nên hùng mạnh và bắt đầu kiểm soát những lãnh thổ tan rã của [[Đế quốc La Mã]]. Trong khi đó, tại lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay, [[người Slav]] đã tràn vào từ phía bắc. Các dân tộc khác tại vùng này như [[người Hy Lạp]], [[người Latinh]], người Illyria và người Thracia đã bị đẩy đi nơi khác hoặc bị người Slav đồng hóa. Người Slav sau đó bắt đầu nhiều cuộc chiến tranh lớn chống lại Đế quốc Đông La Mã. Họ đã xâm chiếm được hầu hết lãnh thổ [[Hy Lạp]], một bộ phận quan trọng của Đế quốc Đông La Mã ngoại trừ một số thành phố lớn quan trọng như [[Athena]] hay [[Thessaloniki]]. Để đối phó với người Slav, Đế quốc Đông La Mã đã nhiều lần sử dụng những đội quân viễn chinh lớn. Dưới thời hoàng đế [[Justinianus II]] của Đông La Mã, những đội quân viễn chinh này đã trục xuất tới 200.000 người từ vùng Macedonia đến trung tâm [[Tiểu Á]] (nay thuộc [[Thổ Nhĩ Kỳ]]) để triều cống và phục vụ trong quân đội của đế chế. Trong khi rất nhiều người Slav tại Macedonia đã phải thừa nhận sự thống trị của đế quốc thì một bộ phận lớn khác vẫn cố gắng duy trì bản sắc dân tộc, đồng thời họ vẫn chiếm đa số trong các nhóm sắc tộc tại địa phương. Cùng với sự phát triển của [[Đế quốc Bulgaria thứ nhất]], người Slav tại Macedonia đã sát nhập vào nền văn hóa Slav của người [[Bulgaria]] này.
 
Người Slav tại Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay đã chấp nhận [[Kitô giáo|Đạo Cơ đốc]] là tôn giáo chính thức của họ vào [[thế kỷ IX]] dưới thời hoàng đế [[Boris I của Bulgaria]]. Những linh mục người Byzantine Hy Lạp là thánh [[Kyrillô và Mêthôđiô|Cyril]] và thánh [[Kyrillô và Mêthôđiô|Methodius]] đã sáng lập ra bảng chữ cái Glagolit và đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nền văn học của người Slav tại khu vực lúc bấy giờ. Những công trình của họ đã được chấp nhận tại Bulgaria trung cổ và thánh [[Clement của Ohrid]] đã dựa vào đó mà sáng tạo nên [[bảng chữ cái Kirin]] cho các dân tộc Slav. Thánh [[Naum của Ohrid]] đã thành lập nên Trường Văn học Ohrid, một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đế chế Bulgaria lúc bấy giờ.
 
Vào năm 1018, hoàng đế [[Basileios II|Basil II]] của Đông La Mã đã đánh thắng hoàng đế [[Samuil của Bulgaria]] và lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay lại thuộc về chủ quyền của Đông La Mã. Những thế kỉ sau đó, vùng đất này liên tiếp bị cai trị bởi nhiều thế lực khác nhau. Vào [[thế kỷ XI]], người Đông La Mã đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Balkan nhưng sau đó, đến cuối [[thế kỷ XII]] vùng đất này lại rơi vào tay của [[Đế quốc Bulgaria thứ hai]]. Đế chế này sau đó đã vấp phải nhiều vấn đề chính trị nội bộ và Macedonia lại trở về tay Đông La Mã vào [[thế kỷ XIII]]. [[Thế kỷ XIV]], vùng đất Macedonia trở thành một phần của [[Đế quốc Serbia]]. [[Skopje]] (nay là thủ đô Cộng hòa Bắc Macedonia) trở thành thủ đô của hoàng đế [[Stefan Dušan|Stefan Dushan]] của người Serbia.
 
Sau khi hoàng đế Stefan Dushan mất, Đế quốc Serbia nhanh chóng suy yếu do những người kế vị kém cỏi và sự tranh giành quyền lực trong nước. Hậu quả là phần lớn khu vực Balkan, trong đó có Macedonia đã rơi vào tay [[Đế quốc Ottoman]] suốt 5 thế kỉ sau đó.
Dòng 110:
=== Thế kỷ XX ===
[[Tập tin:Vardar003.png|nhỏ|phải|250px]]
Sau hai cuộc [[chiến tranh Balkan]] vào năm 1912 và 1913 rồi sau đó là sự sụp đổ của [[Đế quốc Ottoman]], vùng [[Macedonia]] được phân chia thành các phần của [[Hy Lạp]], [[Bulgaria]] và [[Serbia]]. Vùng lãnh thổ ngày nay là Cộng hòa Bắc Macedonia trở thành một bộ phận của Serbia với tên gọi '''Južna Srbija''' ("Nam Serbia"). Sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], Serbia lại trở thành một phần của [[Vương quốc của người Serb, người Croat và người Sloven]]. Năm 1929, vương quốc này đổi tên thành Vương quốc Nam Tư và chia thành các tỉnh. Nam Serbia được đổi thành tỉnh Vardar nằm trong vương quốc.
 
Năm 1941, quân [[chủ nghĩa phát xít|phát xít]] xâm lược [[Nam Tư]] và tỉnh Vardar bị chia sẻ giữa phát xít [[Bulgaria]] và phát xít [[Ý]] lúc đó đã xâm chiếm Albania. Trong thời kỳ này, 7000 [[người Do Thái]] tại hai thành phố [[Skopje]] và [[Bitola]] đã bị bắt vào những trại tập trung rồi bị trục xuất. Chế độ phát xít tàn bạo đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của những người [[chủ nghĩa cộng sản|cộng sản]] tại Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái [[Josip Broz Tito]]. Khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] kết thúc, Tito trở thành Tổng thống Nam Tư và Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư được thành lập. Nước Cộng hòa Nhân dân Macedonia cũng được thành lập và trở thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang. Về sau năm [[1963]], khi Nam Tư đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư thì nước này cũng đổi tên lại thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Macedonia.
Dòng 120:
 
== Chính trị ==
{{chính|Chính trị Cộng hòa Bắc Macedonia}}
 
=== Chính phủ ===
[[Tập tin:Gruevski.jpg|150px|nhỏ|Nikola Gruevski, thủ tướng hiện nay của Cộng hòa Bắc Macedonia]]
Cộng hòa Bắc Macedonia là một quốc gia theo thể chế [[dân chủ nghị viện]]. Nhánh [[quyền hành pháp|hành pháp]] nằm dưới sự điều hành của chính phủ, nhánh lập pháp thì cùng được điều hành bởi cả chính phủ và [[quốc hội]]. Nhánh [[tư pháp]] độc lập với hai nhánh hành pháp và lập pháp.
 
Chính phủ Cộng hòa Bắc Macedonia được thành lập bởi sự liên kết của nhiều đảng phái hợp thành. Quốc hội nước này được tổ chức theo mô hình lưỡng viện: thượng viện và hạ viện. Số thành viên trong Quốc hội nước cộng hòa là 120 thành viên và được bầu lại 4 năm một lần.
 
Tại Cộng hòa Bắc Macedonia, [[tổng thống]] chỉ có vai trò nghi thức còn phần lớn quyền lực thực sự thì nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là [[thủ tướng]]. Tổng thống còn là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang quốc gia. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh của đất nước. Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Bắc Macedonia có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông [[Gjorge Ivanov]]. Còn đương kim thủ tướng hiện nay là ông [[Nikola Gruevski]].
 
Nhánh tư pháp ở nước này được thực thi bởi các tòa án. Đứng đầu hệ thống tư pháp là Tòa án Tư pháp Tối cao, Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tư pháp nước Cộng hòa.
 
Một trong những vấn đề chính trị hàng đầu hiện nay tại Cộng hòa Bắc Macedonia là mâu thuẫn chính trị giữa các đảng của [[người Macedonia]] chiếm đa số và cộng đồng [[người Albania]] thiểu số. Những xung đột này đã dẫn đến một cuộc chiến tranh xảy ra trong thời gian ngắn vào năm 2001 và được dàn xếp bởi cộng đồng quốc tế sau đó. Tháng 8 năm 2004, chính phủ Cộng hòa Macedonia đồng ý trao cho người Albania thiểu số quyền tự trị rộng rãi tại những vùng miền mà họ kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ về vấn đề ly khai như [[Kosovo]] vẫn có khả năng xảy ra tại quốc gia này<ref>http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/02/769911/ Vietnamnet - Đại Albania và đoạn kết của giấc mơ bá quyền</ref>.
 
=== Quan hệ ngoại giao ===
[[Tập tin:Flag of the Republic of Macedonia 1992-1995.svg|200px|nhỏ|Hình ảnh mặt trời Vergina trên lá cờ gây tranh cãi của Macedonia (1992-1995)]]
Về nhiều mặt, Cộng hòa Bắc Macedonia vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với [[Hy Lạp]]. Khoảng 57% đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa Bắc Macedonia đến từ quốc gia láng giềng phía nam này. Mối quan hệ giữa Cộng hòa Bắc Macedonia với Hy Lạp có thể nói đã được cải thiện khá nhiều trong vài năm qua nhưng bên cạnh đó, [[Tranh cãi tên gọi Macedonia|vấn đề tên gọi quốc gia]] vẫn là một trở ngại lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước <ref>http://www2.mfa.gr/www.mfa.gr/en-US/Policy/Geographic+Regions/South-Eastern+Europe/Balkans/Bilateral+Relations/FYROM/FYROM+-+THE+NAME+ISSUE.htm Vấn đề tên gọi giữa Cộng hòa Macedonia và Hy Lạp</ref>. Trong khi người Macedonia cho rằng cái tên Macedonia là tên gọi để chỉ dân tộc và ngôn ngữ của họ thì người Hy Lạp cho rằng cái tên đó lại bao hàm cả những phần lãnh thổ của Hy Lạp với cùng tên đó nữa. Những tranh cãi và [[lịch sử]] và [[văn hóa]] giữa hai nước cũng hết sức căng thẳng. Năm 1992, sau khi tách ra khỏi [[Nam Tư|Liên bang Nam Tư]], nước Cộng hòa Macedonia thông qua việc sử dụng một lá cờ mới với hình ảnh [[mặt trời Vergina]] của Vương quốc Macedonia cổ đại. [[Athena]] đã lên tiếng phản đối quyết liệt hành động trên và vào năm 1995, Cộng hòa Macedonia đã đổi sang sử dụng lá cờ như hiện nay.
 
Do không thể giải quyết thỏa đáng vấn đề tên gọi quốc gia với Hy Lạp, Cộng hòa Macedonia đã chấp nhận gia nhập các tổ chức quốc tế với tên gọi '''Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia''' ([[tiếng Macedonia]]: Поранешна Југословенска Република Македонија, ''Poraneshna Jugoslovenska Republiska Makedonija'', tên [[tiếng Anh]] là "Former Yugoslavia Republic of Macedonia", có khi được viết tắt là "Macedonia FYRO" hay "FYROM"). Hiện nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như [[Liên Hiệp Quốc]], [[Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu]], [[Hội đồng châu Âu]], [[Cộng đồng Pháp ngữ]], [[Tổ chức Thương mại Thế giới]]... Cộng hòa Bắc Macedonia hiện đang có nguyện vọng gia nhập [[Liên minh châu Âu]] và [[NATO]] nhưng việc khởi động các quá trình đàm phán gia nhập vẫn chưa được bắt đầu. Ngày [[17 tháng 12]] năm [[2005]], Cộng hòa Bắc Macedonia chính thức được công nhận là ứng cử viên tiếp theo cho việc gia nhập [[Liên minh châu Âu]].
 
== Phân chia hành chính ==
[[Tập tin:MSR.png|200px|nhỏ|8 vùng thống kê của Cộng hòa Bắc Macedonia]]
{{main|Phân cấp hành chính Macedonia}}
Vào tháng 9 năm [[1996]], toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa Bắc Macedonia được chia thành 123 đô thị tự trị. Nhưng đến tháng 8 năm [[2004]], số đô thị tự trị tại nước này được tổ chức lại và giảm xuống con số 85 (trong đó 10 đô thị tự trị nằm trong thành phố [[Skopje]], còn gọi là Đại Skopje). Các đô thị tự trị là bậc phân cấp hành chính cơ bản của Cộng hòa Bắc Macedonia. Trước đó, chính quyền địa phương của nước này được tổ chức vào 34 quận hành chính phía trên.
 
Bên cạnh đó, Cộng hòa Bắc Macedonia còn được chia thành 8 vùng, chủ yếu nhằm mục đích thống kê. Danh sách các vùng thống kê của Cộng hòa Bắc Macedonia bao gồm:
 
* [[Vùng Skopje|Skopje]]
Dòng 194:
|color4 = YellowGreen
}}
[[Chính Thống giáo Đông phương|Chính Thống giáo]] là tôn giáo lớn nhất của nước Cộng hòa Bắc Macedonia chiếm 64,7% dân số, phần lớn trong số đó thuộc về Giáo hội Chính thống Macedonia. Nhiều giáo phái [[Kitô giáo]] khác chiếm 0,37% dân số. Người [[Hồi giáo]] chiếm 33,3% dân số; Macedonia có tỷ lệ người Hồi giáo cao thứ 5 ở châu Âu, sau khi [[Thổ Nhĩ Kỳ]] (96%), [[Kosovo]] (90%), [[Albania]] (56,7%), và [[Bosna và Hercegovina|Bosnia–Herzegovina]] (45%).<ref>"CIA – The World Factbook – Bosnia and Herzegovina". Cia.gov. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.</ref> Phần lớn người Hồi giáo là người gốc Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc [[Roma|người Rôma]], mặc dù một số ít cũng là người Hồi giáo Macedonia. Còn lại 1,63% được ghi nhận là "tôn giáo không xác định" trong năm 2002 theo cuộc điều tra dân số quốc gia.<ref>"CIA World Factbook". Cia.gov. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.</ref>
 
Tổng cộng, đã có 1.842 nhà thờ Chính Thống giáo và 580 nhà thờ Hồi giáo vào cuối năm 2011. Các cộng đồng Chính Thống giáo và Hồi giáo đều có trường Đại học tôn giáo ở [[Skopje]]. Ngoài ra còn có một trường đại học thần học Chính Thống giáo ở thủ đô. Giáo hội Chính thống Macedonia có thẩm quyền đối với 10 giáo xứ (bảy trong nước và ba ở nước ngoài), có 10 [[Giám mục]] và khoảng 350 [[linh mục]]. Tổng cộng có 30.000 người được rửa tội trong tất cả các giáo xứ mỗi năm.
Dòng 203:
[[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]] có khoảng 11.000 tín đồ ở Macedonia. Giáo hội Công giáo Macedonia được thành lập vào năm 1918, và được tạo thành chủ yếu bởi người cải đạo từ Chính Thông giáo sang Công giáo và con cháu của họ. Giáo hội Công giáo Macedonia thực hành theo nghi lễ Byzantine và hiệp thông hoàn toàn với [[Giáo hội Công giáo Rôma]] và các Giáo hội Công giáo Đông phương khác.<ref>David M. Cheney. "Catholic Church in Macedonia, The Former Yugoslav Republic of Catholic-Hierarchy]". Catholic-hierarchy.org. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.</ref>
 
Có một cộng đồng Tin Lành nhỏ ở Macedonia. Tín đồ Tin Lành nổi tiếng nhất trong cả nước là cố Tổng thống [[Boris Trajkovski]]. Ông xuất thân từ cộng đồng Methodist, đó là nhà thờ Tin Lành lớn nhất và lâu đời nhất tại Cộng hòa Bắc Macedonia, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX. Từ những năm 1980 cộng đồng Tin Lành đã phát triển, một phần thông qua niềm tin mới và một phần với sự giúp đỡ truyền giáo bên ngoài.
 
Cộng đồng [[Người Do Thái|Do Thái]] Macedonia, có khoảng 7.200 người trước cuộc chiến tranh thế giới II, đã bị giết chết gần như hoàn toàn: chỉ có 2% người Do Thái sống sót ở Macedonia.<ref>"Blog Archives » Macedonia's Jewish Community Commemorates the Holocaust, and Embraces the Future". Balkanalysis.com. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2010.</ref> Sau khi giải phóng họ và kết thúc chiến tranh, hầu hết người Do Thái Macedonia đã chọn di cư tới [[Israel]]. Hiện nay, con số cộng đồng Do Thái khoảng 200 người, tất cả hiện sống ở [[Skopje]]. Người Do Thái Macedonia hầu hết thuộc nhánh [[Sephardic]] - con cháu của những người tị nạn từ [[thế kỷ XV]] những người đã chạy trốn khỏi [[Tây Ban Nha]] và [[Bồ Đào Nha]] trong cuộc thanh trừng người [[Do Thái giáo]] ở 2 nước này.
Dòng 236:
* [http://www.vlada.mk/ Trang chủ chính phủ]
* [http://www.exploringmacedonia.com/ Exploring Macedonia]&nbsp;– Cổng du lịch quốc gia
* [http://www.makedonika.com.mk/ Macedonia]&nbsp;– [[bách khoa toàn thư]] đa phương tiện về Cộng hòa Bắc Macedonia
 
{{Châu Âu}}
Dòng 242:
 
{{DEFAULTSORT:Macedonia, Cộng hòa}}
[[Thể loại:Cộng hòa Bắc Macedonia| ]]
[[Thể loại:Quốc gia châu Âu]]
[[Thể loại:Quốc gia nội lục]]